You are using an outdated browser. Please upgrade your browser to improve your experience.
Aeon PointsinvitesFilterCloseBold Chevron DownBold Chevron UpTruckShopList Bulleticon-double-arrow-rightQuestion MarkBoxed BoxUp Arrowfacebooktwitterlinkedingoogle logoAdd to FavoritesIs a Favoriteicon-shopping-listicon-cautionicon-check-filledicon-check-markicon-checkicon-blogCheckmark BlockCheckmark Block Filledicon-arrow-down-filledicon-prop-65InfoLockclose-circle-filledclose-circleboxed-halloween-navigation-iconFacebookFacebookInstagramTwitterXLinkedInPrinterScissorsSharecopy-linktwitter-in-circlefacebook-in-circlemail-in-circledownloadBox Iconicon-shopping-bagaddicon-apple
AEONESHOP là Trang thương mại điện tử chính thức của AEON Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800 888 699 hoặc...

Tết Nguyên Tiêu là gì? Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là một trong những lễ quan trọng trong năm mới của các quốc gia ăn Tết theo Âm lịch, trong đó có Việt Nam. Vào ngày lễ này, mọi người sẽ cùng nhau đi chùa, chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn dâng lên ông bà, tổ tiên nhằm cầu may mắn, phước lành cho gia đình. Mặc dù đây là ngày lễ quan trọng đối với người dân Việt, nhưng không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu. Hãy cùng AEONESHOP tìm hiểu Tết Nguyên Tiêu là Tết gì cũng như các lễ hội, hoạt động tổ chức trong ngày lễ này.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Tết Nguyên Tiêu là Tết gì?

2. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu

3. Các lễ hội, hoạt động tổ chức trong Tết Nguyên Tiêu ở các quốc gia 

4. Những câu hỏi hay gặp liên quan đến Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu là Tết gì?

Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Hội Thương Nguyên hay Rằm tháng Giêng, diễn ra vào đêm ngày 14 đến hết ngày 15 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Đây không chỉ là dịp để các thành viên gia đình quây quần, sum họp, đoàn viên mà còn là ngày con cháu tỏ lòng thành kính, biết ơn tới tổ tiên, các vị Phật và Thần linh bằng việc dâng lễ cúng. Người ta làm lễ cúng Tết Nguyên Tiêu để cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, vạn sự hanh thông và làm ăn thuận lợi. Tùy thuộc vào từng vùng miền, có nơi người dân sẽ thả đèn hoa đăng, gói bánh chưng hoặc trình diễn múa lân, thắp đèn lồng,… 

Tết Nguyên Tiêu là gì

Tết Nguyên Tiêu là dịp để con cháu sum họp, cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, vạn sự hanh thông (Nguồn: Sưu tầm)

>> Khám phá những ngày lễ tết lớn khác tại Việt Nam: 

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu

Sau khi biết được Tết Nguyên Tiêu là gì, hãy cùng AEONESHOP tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này.

Nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Tiêu

Theo nhiều tài liệu cho thấy, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ thời Tây Hán, Trung Quốc. Câu chuyện bắt đầu với việc một cung nữ mỗi dịp xuân đến lại nhớ nhà, nhưng trong cung lính canh nghiêm ngặt nên không thể ra thăm gia đình. Lúc này, một viên sủng thần của Hán Vũ Đế - Đông Phương Sóc đã thương cảm trước tấm lòng của cung nữ và giúp đỡ cô. Ông đã tung tin rằng thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi khiến cho người dân lo sợ. Sau đó, ông đưa ra kế sách với nhà vua vào ngày rằm tháng Giêng nên lánh nạn ngoài cung và trong cung sẽ được treo đầy lồng đèn đỏ giả cảnh lửa cháy để đánh lừa Hỏa thần.

Hán Vũ Đế đã chấp thuận kế sách này, từ đó trở đi cứ vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng và cung nữ được đoàn tụ cùng người nhà. Phong tục này được lưu truyền qua nhiều thế hệ và dần lan rộng đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Nguyên Tiêu ở nước ta có sự biến tấu khác biệt so với Trung Quốc.

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới, trong  “Nguyên” nghĩa là thứ nhất và “Tiêu” mang hàm ý là đêm. Ngoài ra, nhằm phân biệt với hai dịp rằm lớn khác là Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng mười) thì Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên. Dịp rằm tháng Giêng hằng năm cũng là một ngày lễ quan trọng với người Phật giáo, vì vậy mới có câu nói nổi tiếng: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.

Vào ngày lễ này, các gia đình thường sẽ cùng nhau đi chùa, bày mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính và biết ơn với Phật và tổ tiên của mình, đồng thời cầu mong một năm mới may mắn, an lành và phát tài phát lộc. Tùy vào phong tục tập quán từng vùng miền và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà có cách thể hiện mâm cỗ khác nhau nhưng ít hay nhiều thì đều chung mục đích tỏ lòng thành kính với tổ tiên, các vị Phật và Thần linh.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu

Đi lễ chùa ngày Tết Nguyên Tiêu để cầu mong một năm mới may mắn, an lành (Nguồn: Sưu tầm)

Các lễ hội, hoạt động tổ chức trong Tết Nguyên Tiêu ở các quốc gia

Tết Nguyên Tiêu là một trong những dịp lễ quan trọng của các nước Á Đông, tuy nhiên mỗi quốc gia sẽ có những tập tục và cách tổ chức hoạt động Tết Nguyên Tiêu của riêng mình.

Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam

Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam thường diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng, là thời điểm mà mọi người lên chùa cúng sao giải hạn và ước nguyện điều lành, bình an trong năm mới cho gia đình. Ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Hội An, Chợ Lớn thì họ sẽ tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc, hoạt động vui chơi như các nghi thức lễ, diễu hành, đố chữ, múa lân sư rồng, trình diễn âm nhạc,...

Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

Lễ diễu hành lớn của cộng đồng người Hoa tại Việt Nam (Nguồn: Sưu tầm)

Tết Nguyên Tiêu ở Trung Hoa

Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết Trạng nguyên. Mỗi năm người dân sẽ cúng tế cầu phước và ăn bánh trôi, sau đó sẽ cùng nhau tổ chức những hoạt động như ghi ước nguyện lên đèn lồng và thả lên trời, thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ, giải đố,...

Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc

Ghi ước nguyện lên đèn lồng và thả lên trời ở Trung Quốc (Nguồn: Sưu tầm)

Tết Nguyên Tiêu ở các quốc gia khác

Ở Hàn Quốc, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là lễ Daeboreum (대보름), mọi người sẽ cùng nhau tham gia những trò chơi truyền thống như Samulnori hoặc leo núi để trở thành người đầu tiên nhìn thấy mặt trăng mọc và cầu may mắn.

Tết Nguyên Tiêu tại Hàn Quốc

Lễ Daeboreum truyền thống tại Hàn Quốc (Nguồn: Sưu tầm)

Rằm tháng Giêng Âm lịch tại Nhật Bản được gọi là lễ Koshōgatsu (小 正月). Thông thường, người dân sẽ người Nhật Bản sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng của lễ Koshogatsu và lên chùa cầu nguyện với mong muốn có được một vụ mùa bội thu. 

Tết Nguyên Tiêu tại Nhật Bản

Người Nhật Bản ăn cháo đậu đỏ vào Tết Nguyên Tiêu (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi hay gặp liên quan đến Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu 2025 được tổ chức vào ngày mấy dương lịch?

Sau Tết Nguyên Đán 1 tuần, Tết Nguyên Tiêu sẽ diễn ra vào đêm ngày 14 đến hết ngày 15 tháng Giêng Âm lịch. Vào năm Ất Tỵ 2025, Tết Nguyên Tiêu sẽ rơi vào Thứ 4 ngày 12/2 Dương lịch. Vì ngày rằm tháng Giêng rơi vào ngày giữa tuần, các bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian, công việc để ghé chùa cầu bình an và thành kính tưởng nhớ tổ tiên.

Lịch diễn ra Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu 2025 rơi vào thứ Tư 12/2 Dương lịch (Nguồn: Sưu tầm)

Tết Nguyên Tiêu của người Việt và người Hoa khác nhau như thế nào?

Mặc dù Tết Nguyên Tiêu được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, nhưng cũng có sự biến hóa để phù hợp với văn hóa truyền thống của nước ta. Đối với người Hoa, Tết Nguyên Tiêu là một lễ hội hoa đăng, mọi người sẽ thả đèn lồng cầu nguyện cho năm mới bình an, tài lộc. 

Trong khi đó, ở Việt Nam, vào dịp Tết Nguyên Tiêu, các Phật tử khắp nơi sẽ tụ họp về viếng chùa lễ Phật để cầu mong gia đạo bình an. Các hoạt động như Đàn Dược sư và tụng kinh dược sư được tổ chức ở các chùa trong suốt tháng Giêng, đồng thời kêu gọi các Phật tử cùng tụng kinh niệm phật mong muốn phước lành đến mọi người, mọi nhà.

Người Việt đi chùa vào Tết Nguyên Tiêu

Người Việt thường đi lễ chùa cầu bình an vào dịp Tết Nguyên Tiêu (Nguồn: Sưu tầm)

Tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Trong dân gian có nhiều giải thích cho câu hỏi “Tại sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu?”. Có truyền thuyết kể rằng, Tết Nguyên tiêu xuất phát từ việc đồng áng trong dân gian. Sau ngày rằm tháng Giêng mỗi năm, công việc đồng áng của vụ chiêm sẽ bắt đầu, người nông dân ở các vùng đều khẩn trương tiến hành các công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ sẽ làm lễ để tỏ lòng thành kính và nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Một số tài liệu khác lại cho rằng, rằm tháng Giêng được bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, là ngày này để tưởng nhớ đức Phật. Vào ngày này, các chư tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp, cầu may, cúng sao giải hạn,…

Trong khi đó, TS Trần Long, giảng viên khoa Văn hóa, ĐH KHXH&NV lại cho biết, xã hội ngày nay lưu truyền nhiều nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên theo ông, câu chuyện liên quan đến vua Hán Văn của Trung Quốc là được truyền tai nhiều nhất. Theo đó, nhà vua lên ngôi vào đúng ngày Rằm tháng Giêng nên cứ đến ngày này hằng năm, vua lại ra ngoài chung vui với dân. Chữ đêm (dạ) trong cổ ngữ Trung Hoa được đọc là “tiêu”, còn là đêm rằm đầu tiên của năm nên vua Hán Văn gọi ngày rằm tháng Giêng là ngày tết Nguyên tiêu.

Mâm cúng Tết Nguyên Tiêu gồm những gì?

Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, chắc chăn không thể thiếu những mâm cỗ cúng thịnh soạn. Tùy điều kiện của mỗi gia đình mà mầm cúng Tết Nguyên Tiêu sẽ có sự khác biệt, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tấm lòng thành kính và chân thành của gia chủ. 

Đối với mâm cúng Tết Nguyên Tiêu mặn, nhiều món ăn cần phải mất nhiều thời gian chế biến nên phần lớn các gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm mặn theo ý của bản thân. Thông thường, các gia chủ sẽ lựa chọn những món ăn phổ biến cho mâm cúng mặn như hoa quả, rượu, trầu cau, nhang đèn, giò, chả, nem, xôi gấc, gà luộc, rau xào,...

Bên cạnh những mâm cúng mặn trong dịp Tết Nguyên Tiêu, các gia đình cũng có thể chuẩn bị mâm cúng chay với những món ăn như hoa quả, nhang đèn, trầu cau, xôi, chè, bánh trôi, các món đậu, canh, xào chay.

Một điều quan trọng bạn cần lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu, cần chuẩn bị các món ăn có nguyên liệu gần gũi có 5 tông màu chủ đạo tượng trưng cho ngũ hành.

Mâm cúng Tết Nguyên Tiêu

Mâm cúng mặn trong ngày Tết Nguyên Tiêu (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm: 

Ăn gì trong ngày Tết Nguyên Tiêu?

Tại Trung Quốc, mỗi dịp Tết Nguyên Tiêu người dân sẽ ăn bánh táo đỏ, bánh trôi, bánh yến mạch và há cảo nhằm cầu mong sức khỏe, mọi việc suôn sẻ trong cuộc sống. Ở Việt Nam, mọi người sẽ ăn xôi gấc, gà luộc, bánh ú, bánh chưng,...vào dịp Tết Nguyên Tiêu để cầu mong cho gia đình được ấm no, hạnh phúc và may mắn. 

Đối với người Hàn Quốc, vào ngày Tết Nguyên Tiêu, họ sẽ ăn Ogokbap - cơm nấu bằng 5 loại ngũ cốc và ăn Yaksin - thức ăn ngọt làm bằng gạo nếp và uống rượu gạo ướp lạnh. Còn ở Nhật Bản, mọi người sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng để cầu chúc một vụ mùa bội thu.

Câu thành ngữ “Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của Tết Nguyên Tiêu trong tâm thức người Việt.Hy vọng bài viết của AEONESHOP đã giúp bạn có thêm thông tin Tết Nguyên Tiêu là Tết gì, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết này. Đừng quên chuẩn bị mâm cỗ thật đầy đủ để thắp hương cúng gia tiên, thần linh để tỏ lòng thành kính và cầu mong một năm mới khỏe mạnh, may mắn, an lành và thành công.

Khám phá thêm về AEONESHOP

Facebook | Zalo | Youtube | Instagram

Mascot
📣
Đăng ký để cập nhật các thông tin mới nhất về các ưu đãi của chúng tôi!
🎉
Đang tải hình ảnh