You are using an outdated browser. Please upgrade your browser to improve your experience.
Aeon PointsinvitesFilterCloseBold Chevron DownBold Chevron UpTruckShopList Bulleticon-double-arrow-rightQuestion MarkBoxed BoxUp Arrowfacebooktwitterlinkedingoogle logoAdd to FavoritesIs a Favoriteicon-shopping-listicon-cautionicon-check-filledicon-check-markicon-checkicon-blogCheckmark BlockCheckmark Block Filledicon-arrow-down-filledicon-prop-65InfoLockclose-circle-filledclose-circleboxed-halloween-navigation-iconFacebookFacebookInstagramTwitterXLinkedInPrinterScissorsSharecopy-linktwitter-in-circlefacebook-in-circlemail-in-circledownloadBox Iconicon-shopping-bagaddicon-apple
AEONESHOP là Trang thương mại điện tử chính thức của AEON Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800 888 699 hoặc...
Hiện tại, khi mua hàng online trên website aeoneshop.com, Quý khách chưa được áp dụng chương trình tích điểm thành viên....

Tết Nguyên Đán là gì? Giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp lễ lớn trong năm mà còn là thời khắc thiêng liêng để cảm tạ tổ tiên và sum vầy bên gia đình. Hãy cùng AEONESHOP khám phá chi tiết hơn về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như các phong tục truyền thống độc đáo trong dịp lễ này để có cái nhìn sâu sắc về truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam thông qua bài viết sau đây bạn nhé!

MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc của ngày Tết cổ truyền

2. Tết Nguyên Đán thường diễn ra vào thời gian nào?

3. Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán 

4. Giới thiệu các hoạt động, phong tục tập quán đặc trưng của người Việt trong ngày Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc của ngày Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán là lễ hội quan trọng nhất trong các ngày lễ truyền thống của người Việt nói chung, đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đồng thời cũng là sự khởi đầu của chu kỳ vận hành mới giữa đất trời, vạn vật.

Tết Nguyên Đán có nhiều tên gọi khác nhau như Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền,… nhưng cách đọc chính xác nhất theo âm Hán Việt vẫn là “Tết Nguyên Đán”.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán hiện vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận. Phần lớn các tài liệu cho rằng Tết Nguyên Đán có xuất phát điểm từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ 1000 năm bị đô hộ. Tuy nhiên, theo truyền thuyết Việt Nam thông qua câu chuyện “Bánh chưng, bánh dày”, lễ Tết đã xuất hiện từ thời vua Hùng.

Bỏ qua những tranh cãi xoay quanh vấn đề này, có thể thấy rằng Tết Nguyên Đán vẫn luôn là dịp lễ quan trọng nhất, thể hiện được bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Việt Nam. 

Tết Nguyên Đán là gì

Tết Nguyên Đán đã có từ lâu đời và vẫn được gìn giữ và phát huy nét đẹp truyền thống (Nguồn: Sưu tầm)

Tết Nguyên Đán thường diễn ra vào thời gian nào?

Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo lịch Âm, dựa trên chu kỳ của mặt trăng nên thời gian tổ chức luôn muộn hơn so với Tết Dương lịch. 

Do lịch Âm có quy tắc cứ 3 năm lại thêm một tháng nhuận, vì vậy ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán thường rơi trong khoảng từ ngày 21 tháng 1 đến ngày 19 tháng 2 theo lịch Dương. 

Đồng thời, dịp Tết thường sẽ kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp đến mồng 7 tháng Giêng năm mới, tạo nên một kỳ lễ hội truyền thống dài và vô cùng ý nghĩa đối với người Việt.

Vậy bao nhiêu ngày nữa đến tết Nguyên Đán 2025? Theo đó, mồng 1 Tết Ất Tỵ 2025 rơi vào ngày 29/01/2025 theo lịch dương. Tính từ thời điểm hiện tại, chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết cổ truyền, bạn có thể sắp xếp lịch trình cho các hoạt động ngày Tết ngay từ bây giờ rồi đấy.

Tết Ất Tỵ

Tết Nguyên Đán tính theo lịch âm và mỗi năm đại diện cho một con giáp khác nhau, 2025 là năm con rắn (Nguồn: Sưu tầm)

Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán

Mang trong mình nhiệm vụ đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới đầy hứa hẹn, Tết Nguyên Đán có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống của người Việt, cụ thể:

1. Tết Nguyên Đán là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên

Theo quan niệm truyền thống, Tết Nguyên Đán là thời điểm ông bà tổ tiên sẽ trở về nhà để chung vui cùng con cháu, ban phước lành và bảo hộ cho gia đình được an khang, hòa thuận trong năm mới.

Vì vậy, vào dịp lễ này, các thành viên trong gia đình sẽ sum họp cùng nhau chuẩn bị và bày biện mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng để dâng lên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng thành kính.

Thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất đẹp của người Việt Nam (Nguồn: Sưu tầm)

2. Tết Nguyên Đán là thời điểm giao thoa giữa trời đất, con người và thần linh

Theo tín ngưỡng của người Việt, từ lâu Tết Nguyên Đán đã được xem là thời khắc linh thiêng báo hiệu sự giao thoa của đất trời, thời điểm vạn vật sinh sôi nảy nở. Đây là lúc con người gửi gắm ước nguyện cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và gia đình an khang, thịnh vượng.

Tết cũng là dịp đặc biệt để con cháu tỏ lòng thành kính đối với thần linh, ông bà tổ tiên, mong nhận phúc lành và sự che chở trong năm mới. Đây còn là thời điểm để mọi người trong gia đình, họ hàng, hàng xóm cùng tề tựu để trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp, sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, vun đắp tình cảm thêm gắn bó hơn.

3. Tết Nguyên Đán là thời điểm để gia đình sum họp, đoàn viên

Tết Nguyên Đán luôn là dịp ý nghĩa giúp lan tỏa và gìn giữ những giá trị truyền thống sâu sắc của người Việt. Đây là lúc để mọi người tạm gác lại những bộn bề cuộc sống, quay về bên gia đình, ông bà, cha mẹ. Niềm vui được quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa, tận hưởng hương vị truyền thống là khoảnh khắc đáng quý, mang đến niềm tự hào vô giá về văn hóa gia đình. Những lời chúc mừng, những món quà giản dị nhưng chân thành và cả niềm vui hội ngộ cũng là yếu tố góp phần tạo nên ý nghĩa đặc biệt cho dịp lễ này.

Gia đình đoàn viên

Gia đình sum vầy, chia sẻ niềm vui đón chào năm mới (Nguồn: Sưu tầm)

4. Tết Nguyên Đán là dịp để tỏ lòng thành với thần linh

Kế thừa giá trị tinh thần của ông bà ta, người Việt luôn luôn coi trọng vấn đề thờ cúng gia tiên và thần linh. Chính vì vậy, vào ngày Tết Nguyên Đán khi con cháu tề tựu đông đủ, tạo cơ hội cùng nhau bày tỏ tấm lòng ghi nhớ, biết ơn ông bà tổ tiên cũng như mong ông bà phù hộ cho các thành viên luôn bình an.  

Các nghi lễ thờ cúng trong dịp Tết Âm lịch cũng rất đa dạng, phong phú, tùy thep tập tục của từng vùng miền, từng gia đình. Mâm cúng thần linh thường xuất hiện các món ăn truyền thống như bánh chưng, giò chả, gà luộc,... cùng với các loại hoa quả quen thuộc. Mỗi món trong mâm đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện lòng thành kính và sự tôn trọng đối với những người đã khuất, đồng thời cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.

5. Tết là dịp để mọi người ôn lại chuyện cũ và bắt đầu cho một năm mới tốt đẹp

Vào dịp Tết Nguyên Đán, mọi người thường có xu hướng ôn lại những kỷ niệm vui và ý nghĩa đã qua, từ đó bồi đắp thêm tình cảm cho các mối quan hệ giữa gia đình và bạn bè. Gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên và chia sẻ những câu chuyện trong năm qua. Bạn bè cũng có dịp gặp nhau sau một năm đầy bận rộn, cùng hội ngộ để nói cho nhau nghe về những gì đã trải qua và trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Gặp gỡ bạn bè ngày Tết

Gặp gỡ bạn bè ngày Tết cùng ôn lại kỉ niệm ý nghĩa (Nguồn: Sưu tầm)

Giới thiệu các hoạt động, phong tục tập quán đặc trưng của người Việt trong ngày Tết Nguyên Đán

Có thể thấy rằng, Tết Nguyên Đán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người con đất Việt bởi không chỉ tạo cơ hội để thành viên sum vầy sau một năm làm việc vất vả mà còn là dịp để thể hiện lòng kính trọng đối với tổ tiên và cầu mong cho một năm mới vạn sự như ý. Dưới đây là một số hoạt động, phong tục tập quán đặc trưng của người Việt trong ngày Tết Nguyên Đán.

Cúng ông Công, ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ dọn dẹp bếp, chuẩn bị mâm cỗ với trái cây và phóng sinh cá chép bởi tương truyền cá chép là phương tiện đưa tiễn ông Công, ông Táo lên thiên đình báo cáo những sự kiện của gia chủ trong năm qua với Ngọc Hoàng, qua đó cầu ấm no, đủ đầy cho gia đình. 

Cúng ông Công ông Táo

Mâm cúng ông Công, ông Táo điển hình (Nguồn: Sưu tầm)

Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng (miền Bắc) và bánh tét (miền Nam) là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết. Hoạt động gói bánh thường diễn ra từ 27 đến 29 Tết. Bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, còn bánh tét tròn tượng trưng cho trời, thể hiện sự hòa hợp giữa âm dương.

Gói bánh chưng

Bánh chưng, bánh tét tượng trưng cho đất trời không thể thiếu dịp Tết (Nguồn: Sưu tầm)

Dọn dẹp nhà cửa

Với người Việt, lau dọn nhà cửa cuối năm có ý nghĩa xua đuổi điều xui, đón may mắn và tài lộc cho năm mới. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp, làm mới không gian sống.

Trang trí và dọn dẹp nhà cửa

Trang hoàng, dọn dẹp không gian sống đón năm mới (Nguồn: Sưu tầm)

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên là truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán, thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn của con cháu. Mặc dù cách bày trí và loại trái cây có sự khác biệt giữa các vùng miền nhưng ý nghĩa chung đều để cầu mong một năm mới bình an, thịnh vượng. 

Mâm cúng ngũ quả

Mâm ngũ quả bày lên bàn thờ cũng có ý nghĩa riêng (Nguồn: Sưu tầm)

Tảo mộ

Tảo mộ là phong tục diễn ra trước Tết Nguyên Đán, lúc này con cháu sẽ tập trung tại mộ tổ tiên để làm sạch và thăm viếng. Đây là cách thể hiện sự kính trọng và đạo hiếu đối tổ tiên đã khuất.

Tảo mộ

Tảo mộ thể hiện tấm lòng với tổ tiên (Nguồn: Sưu tầm)

Cúng tất niên

Cúng tất niên là nghi lễ truyền thống của người Việt, được tổ chức vào ngày 30 Tết để mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đây cũng là dịp đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chào đón năm mới thịnh vượng.

Cúng tất niên

Cúng tất niên mời ông bà về ăn Tết cùng gia đình (Nguồn: Sưu tầm)

Xông đất

Sau giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà sẽ là người xông đất, mang lại may mắn cho gia đình. Theo truyền thống, người xông đất nên hợp tuổi với gia chủ để đem lại một năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào và gia đình hòa thuận.

Xông đất

Xông đất ngày Tết với ý nghĩa đem lại may mắn, khởi đầu năm mới thuận lợi (Nguồn: Sưu tầm)

Chúc tết, mừng tuổi

Năm mới là dịp để mọi người trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp, mong một năm mới thành công hơn. Vào mùng một Tết, con cháu sẽ chúc Tết ông bà, cha mẹ và nhận lì xì đỏ từ người lớn với hy vọng may mắn trong năm mới.

Mừng tuổi

Bao lì xì đỏ và lời chúc may mắn ngày Tết (Nguồn: Sưu tầm)

Nhìn chung, với ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, phong tục và tinh thần đoàn kết, Tết Nguyên Đán đã trở thành biểu tượng của sự khởi đầu mới đầy niềm tin. Thông qua bài viết, AEONESHOP hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đừng quên khám phá thêm nhiều Tin tức thú vị khác cùng AEONESHOP bạn nhé!

Mascot
📣
Đăng ký để cập nhật các thông tin mới nhất về các ưu đãi của chúng tôi!
🎉
Đang tải hình ảnh