You are using an outdated browser. Please upgrade your browser to improve your experience.
Aeon PointsinvitesFilterCloseBold Chevron DownBold Chevron UpTruckShopList Bulleticon-double-arrow-rightQuestion MarkBoxed BoxUp Arrowfacebooktwitterlinkedingoogle logoAdd to FavoritesIs a Favoriteicon-shopping-listicon-cautionicon-check-filledicon-check-markicon-checkicon-blogCheckmark BlockCheckmark Block Filledicon-arrow-down-filledicon-prop-65InfoLockclose-circle-filledclose-circleboxed-halloween-navigation-iconFacebookFacebookInstagramTwitterXLinkedInPrinterScissorsSharecopy-linktwitter-in-circlefacebook-in-circlemail-in-circledownloadBox Iconicon-shopping-bagaddicon-apple
AEONESHOP là Trang thương mại điện tử chính thức của AEON Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800 888 699 hoặc...
Hiện tại, khi mua hàng online trên website aeoneshop.com, Quý khách chưa được áp dụng chương trình tích điểm thành viên....

Tết Hàn Thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, Tết Hàn Thực hay còn gọi với cái tên dân dã là Tết Bánh trôi, bánh chay, được diễn ra vào ngày 3/3 Âm lịch hằng năm và thường xuất hiện phổ biến ở miền Bắc. Vào ngày lễ này, các gia đình sẽ chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay để dâng cúng ông bà tổ tiên nhằm thể hiện lòng thành kính, tạo nên bức tranh đậm bản sắc văn hóa và lịch sử. Hãy cùng AEONESHOP tìm hiểu chi tiết Tết Hàn Thực là ngày gì và xem Tết Hàn Thực 2025 rơi vào ngày nào nhé. 

MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Tết Hàn Thực là gì? Tết Hàn Thực 2025 diễn ra vào ngày nào?

2. Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực

3. Những tục lệ trong Tết Hàn Thực của người Việt Nam

4. Nên cúng gì trong ngày Tết Hàn Thực 

5. Một số điều cần lưu ý trong ngày Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là gì? Tết Hàn Thực 2025 diễn ra vào ngày nào?

Trong tiếng Hàn, từ "Hàn" mang hàm nghĩa là "lạnh" và từ "thực" có nghĩa là "ăn", vậy nên Tết Hàn thực có ý nghĩa là tết ăn đồ lạnh. 

Theo truyền thống, Tết Hàn Thực sẽ diễn ra vào ngày mùng 3/3 Âm lịch hằng năm, vậy nên trong năm 2025, ngày lễ này rơi vào Thứ 2 ngày 31/3 Dương lịch. Vào dịp Tết Hàn Thực, các gia đình sẽ chuẩn bị các phần bánh trôi, bánh chay thành kính dâng lên bàn thờ để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn với người thân đã khuất, đồng thời cầu mong sự an lành, hạnh phúc cho gia đình. 

Tết Hàn Thực là gì

Chuẩn bị các phần bánh trôi, bánh chay thành kính dâng lên cho các bậc tổ tiên vào ngày Tết Hàn Thực (Nguồn: Sưu tầm)

>> Khám phá các ngày lễ, tết truyền thống khác của dân tộc: 

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực

Ngoài việc tìm hiểu Tết Hàn Thực là gì, bạn cũng nên biết thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này.

Nguồn gốc của Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực được bắt nguồn từ sự tích về Giới Tử Thôi - một công thần của vua Tấn Văn Công tại Trung Quốc vào thời Xuân Thu. Lúc bấy giờ, vua Tấn gặp loạn lạc phải sống lưu vong. Sau đó, ông gặp được Giới Tử Thôi và được ông ấy hết mực phò trợ, giúp nhà vua nhiều mưu kế. Một hôm, trong lúc cạn kiệt lương thực, Giới Tử Thôi lén cắt một miếng thịt ở đùi của mình để nấu cho vua ăn. Khi biết sự việc, vua Tấn vô cùng cảm kích tấm lòng của ông.

Tuy nhiên, sau khi vua Tấn Văn Công giành lại được ngai vàng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Dù vậy, Giới Tử Thôi cũng không oán giận, ông đã trở về đưa mẹ già vào núi Điền Sơn ở ẩn. Một thời gian sau, vua Tấn đến tìm Giới Tử Thôi về lĩnh thưởng nhưng ông không màng đến tiền bạc, danh vọng nên đã từ chối lời mời của vua.

Khi bị từ chối, vua Tấn rất tức giận và ra lệnh đốt rừng để ép vị hiền tài này phải ra mặt, thế nhưng hai mẹ con ông quyết chí bỏ mạng nơi núi rừng đúng vào ngày 3/3 Âm lịch. Khi biết chuyện, vua Tấn đau lòng và rất ân hận, liền cho người lập miếu thờ, hạ lệnh chỉ được ăn đồ nguội lạnh nấu sẵn và kiêng dùng lửa trong suốt 3 ngày để bày tỏ nỗi đau và tưởng nhớ Giới Tử Thôi. Từ đó, ngày 3/3 Âm lịch hằng năm được dùng để tưởng nhớ đến hiền sĩ Giới Tử Thôi.

Nguồn gốc của Tết Hàn Thực

Ngày 3/3 Âm lịch hằng năm được dùng để tưởng nhớ đến hiền sĩ Giới Tử Thôi (Nguồn: Sưu tầm)

Ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực

Sau khi Tết Hàn Thực được du nhập vào Việt Nam, ông bà ta không kiêng lửa như truyền thống của người Trung Quốc mà đã sáng tạo ra nét riêng, chính là làm món bánh trôi, bánh chay, vừa là tượng trưng cho món ăn nguội (Hàn Thực), vừa làm từ bột gạo nếp nhằm thể hiện bản sắc nền văn minh lúa nước của dân tộc.

Đồng thời, vào ngày lễ Hàn Thực, mọi người trong gia đình lại quay quần bên nhau, tự tay nặn những viên bánh trôi, bánh chay. Món bánh hoàn thành sẽ được dâng lên bàn thờ gia tiên trước, qua đó bày tỏ tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn sinh thành của ông bà, tổ tiên. Sau khi hưởng lễ, mọi người sẽ vừa thưởng thức, vừa chia sẻ với nhau về những câu chuyện của riêng mình và các mẫu chuyện xưa của dân tộc. Trong đó, hình ảnh bánh trôi trắng tròn giúp mọi người liên tưởng đến "bọc trăm trứng" của mẹ Âu Cơ.

Ý nghĩa của Tết Hàn Thực

Tết Hàn Thực là dịp bày tỏ tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn sinh thành của tổ tiên (Nguồn: Sưu tầm)

Những tục lệ trong Tết Hàn Thực của người Việt Nam

Dưới đây là các phong tục trong ngày Tết Hàn Thực của người Việt Nam mà bạn nên biết:

Tục ăn bánh chay, bánh trôi

Bánh trôi, bánh chay là 2 loại bánh thường được người Việt lựa chọn dâng lên tổ tiên vào ngày Tết Hàn Thực. Theo đó, bánh trôi được làm từ bột gạo nếp thơm, nặn tròn và có nhân bên trong là đường phèn hoặc đậu xanh. Còn bánh chay cũng được làm từ bột gạo nếp thơm nhưng lại được nặn tròn dẹt, không nhân và khi ăn rưới thêm nước đường gừng hấp dẫn. Ngoài ra, bánh trôi, bánh chay còn có một ý nghĩa lớn khác chính là thể hiện sự khát vọng về điều tốt đẹp, tròn đầy trong cuộc sống và cầu mong điều tốt lành đến với gia đình.

Ăn bánh trôi, bánh chay

Tập tục ăn bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn Thực (Nguồn: Sưu tầm)

Tục ăn bánh cuốn

Bài thơ “Tặng bánh xuân cho ngài thiên sứ Trương Hiển Khanh” của Trần Nhân Tông có một câu: “Hôm nay đúng vào ngày mùng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh Xuân thái”, một phong tục cũ của người An Nam xưa nay. Theo Chỉ nam ngọc âm, bánh Xuân Thái có tên gọi khác là bánh cuốn, trong có nhân được cuộn tròn lại. 

Theo nghiên cứu của Trần Quang Đức, vào thời Trần, Tết Hàn Thực người Việt đã ăn bánh cuốn và đem bánh tặng nhau khi chưa xuất hiện bánh trôi như thời Lê Nguyễn sau này. Quan niệm của người xưa, việc tặng và ăn bánh cuốn là cách để thu hút may mắn và tài lộc.

Ăn bánh cuốn

Ăn bánh cuốn trong ngày Tết Hàn Thực nhằm thu hút may mắn, tài lộc (Nguồn: Sưu tầm)

Các hoạt động, phong tục khác trong ngày Tết Hàn Thực

Tại Việt Nam, các gia đình thường sẽ đi tảo mộ và chuẩn bị mâm cỗ có bánh trôi, bánh chay để dâng lên ông bà tổ tiên và Phật. Sau đó cùng nhau thưởng thức và hàn huyên những mẩu chuyện xưa. 

Nên cúng gì trong ngày Tết Hàn Thực

Một mâm cỗ cúng kính dâng cho tổ tiên trong ngày Tết Hàn Thực thường được chuẩn bị các món như:

  • Bánh trôi, bánh chay: Số lẻ được xem là số may mắn, nên bánh trôi, bánh chay thường được đặt 3 hoặc 5 viên là chuẩn nhất.
  • Hoa tươi và trầu cau: Là một phần không thể thiếu trong mâm cúng, nên chuẩn bị các loại hoa mang ý nghĩa may mắn như hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa huệ trắng,… Phần trầu cau cũng cần chọn loại tươi mới và chưng với số lẻ 3 hoặc 5 đĩa.
  • Mâm ngũ quả: Có thể tùy chọn loại quả theo sở thích của gia đình nhưng phải đảm bảo 5 loại quả khác nhau tượng trưng cho ngũ hành.
  • Nước sạch: Mang ý nghĩa tinh khiết, thể hiện tấm lòng chân thành của gia đình với bậc tổ tiên.
  • Các lễ vật khác: Gia chủ nên chuẩn bị thêm các vật phẩm như nhang đèn,xôi, gà luộc và rượu,… tùy thuộc vào điều kiện.

Mâm cúng Tết Hàn Thực

Mâm cúng Tết Hàn Thực đủ đầy (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu thêm các nét đặc trưng ngày Tết:

Một số điều cần lưu ý trong ngày Tết Hàn Thực

Vào ngày Tết Hàn Thực, bạn cần lưu ý đến những điều nên và không nên làm trong ngày lễ này để tránh gặp những điều không may mắn.

Những điều nên làm trong ngày Tết Hàn Thực

Một số điều nên làm trong ngày Tết Hàn Thực có thể kể đến như:

  • Đi tảo mộ: Trong ngày lễ này, việc đi tảo mộ không chỉ đơn giản là thăm viếng và sửa sang lại mộ phần của gia tộc mà còn là cách để truyền đạt những giá trị văn hóa, tinh thần cao đẹp từ những người đi trước đến các thế hệ sau.
  • Chuẩn bị mâm lễ cúng tươm tất: Việc chuẩn bị mâm lễ cúng tươm tất thể hiện lòng thành và biết ơn của con cháu đời sau đến những người đã khuất, giúp tôn vinh những giá trị đạo đức và truyền thống của ông bà tổ tiên. Đồng thời cũng là một cách để mỗi người cảm nhận được tình cảm yêu thương, sự gắn bó và đoàn kết trong gia đình.
  • Nhắc nhở con cháu ghi nhớ cội nguồn: Đây là dịp để cả gia đình cùng nhau sum vầy và kể cho nhau nghe các câu chuyện, kỷ niệm về những người thân đã qua đời. Đồng thời truyền đạt và nhắc nhở con cháu cần phải ghi nhớ cội nguồn, hiểu rõ về lịch sử, văn hóa, giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam.
  • Nói lời hay, ý đẹp: Tết Hàn Thực là ngày lễ trọng đại của dân tộc nên đừng để những lời không may mắn và tiêu cực làm giảm đi không khí vui tươi, ấm áp trong không gian gia đình. Do đó, hãy tránh gây mâu thuẫn hay những cuộc cãi vã vô nghĩa.
  • Trang phục nghiêm túc khi thắp hương: Trang phục lịch sự, trang trọng là điều rất cần thiết khi thực hiện lễ cúng bái, đặc biệt là khi thắp hương để bày tỏ sự tôn trọng và thành tâm đến với Phật, Thần linh và những người đã khuất. 

Đi tảo mộ

Đi tảo mộ trong ngày Tết Hàn Thực (Nguồn: Sưu tầm)

Nên kiêng kỵ gì trong Tết Hàn Thực?

Sau đây là những điều kiêng kỵ trong Tết Hàn Thực mà bạn cần biết:

  • Không nên chuyển nhà: Theo quan niệm dân gian, vong linh của người thân đã qua đời sẽ luôn theo dõi và bảo vệ gia đình tại chốn nhân gian. Nếu chuyển nhà vào ngày này sẽ gây xáo trộn, đánh mất sự bình yên, từ đó không mang lại may mắn cho gia đình.
  • Hạn chế làm cỗ bàn linh đình: Tết Hàn Thực là dịp để tưởng nhớ người đã khuất, nên việc chuẩn bị mâm cỗ không cần cầu kì, xa hoa. Thay vào đó, các gia đình chỉ cần chỉ cần đảm bảo mâm cúng tươm tất và giữ nét truyền thống là đủ. Điều này giúp thể hiện sự tôn trọng và thành tâm kính dâng của con cháu lên bàn thờ tổ tiên.
  • Kiêng cúng các loại trái cây có gai hoặc có vị đắng: Điều này mang ý nghĩa mong ước gia đạo được hòa thuận, không còn những điều đau khổ, sầu bi đến với cuộc sống của gia đình trong tương lai.
  • Hạn chế ăn đồ mặn và sát sinh: Mặc dù không bắt buộc, nhưng ăn chay và tránh sát sinh được khuyến khích vào ngày Tết Hàn Thực để giúp linh hồn của người đã khuất có thể dễ dàng siêu thoát khỏi thế gian. Nếu không ăn chay được, gia đình cũng nên kiêng sát sinh trong nhà vào ngày lễ này để thể hiện sự tôn trọng với người đã khuất.

Hy vọng, qua bài viết này của AEONESHOP, bạn đã có thêm kiến thức về Tết Hàn Thực - một ngày lễ có từ lâu đời mang nét đẹp văn hóa và bản sắc của người dân Việt. Có thể thấy, Tết Hàn Thực không chỉ là một một ngày lễ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là hành trình quay về cội nguồn, nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, đồng thời cầu mong những điều may mắn cho gia đình.

Mascot
📣
Đăng ký để cập nhật các thông tin mới nhất về các ưu đãi của chúng tôi!
🎉
Đang tải hình ảnh