Giáng Sinh là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa và biểu tượng đặc trưng của ngày Lễ Giáng Sinh
Tiết trời se se lạnh của mùa đông báo hiệu mùa lễ Giáng Sinh đã đến gần, lan tỏa không khí rộn ràng khắp ngóc ngách, ngõ phố, khiến cho ai cũng thấy nôn nao. Lễ Giáng sinh không chỉ là một ngày lễ hội quan trọng của những người theo Thiên Chúa Giáo mà còn là dịp đặc biệt để mọi người cùng nhau sum họp, chia sẻ những niềm vui và dành tặng nhau những món quà ý nghĩa.
Vậy ngày lễ Giáng sinh có nguồn gốc như thế nào? Lễ Giáng sinh ngày mấy? AEONESHOP sẽ tổng hợp những thông tin trong bài viết dưới đây để giúp bạn giải đáp câu hỏi một cách chi tiết nhất.
>> Xem thêm:
- Tổng hợp 15+ Món quà Noel, quà Giáng Sinh ý nghĩa tặng cho gia đình, người yêu, bạn bè
- Ý nghĩa của quà Tết là gì? Những món quà tặng ý nghĩa ngày Tết
Giáng Sinh là ngày nào 2024?
Như thường lệ, lễ Giáng Sinh năm nay sẽ bắt đầu từ đêm 24/12/2024 (tức rơi vào thứ Ba) và kéo dài đến hết thứ Tư ngày 25/12/2024. Bạn có thắc mắc tại sao một lễ hội lại diễn ra từ buổi tối, trước ngày lễ chính không? Bởi vì theo quan niệm của người Do Thái, ngày mới sẽ được tính từ lúc hoàng hôn, vì vậy họ đã tổ chức lễ Giáng Sinh sớm từ tối ngày 24 sau khi mặt trời lặn và trước khi ngày lễ chính thức được diễn ra trong cả ngày 25/12.
Lễ Giáng Sinh ngày mấy? Lễ chính thức diễn ra vào ngày 25/12 hằng năm (Nguồn: Sưu tầm)
Nguồn gốc của ngày lễ Giáng Sinh
Ngay từ thời kỳ sơ khai của Kitô giáo, dù không có bất kỳ thông tin chính xác nào được đưa ra nhưng ngày 25/12 đã được xem như ngày sinh của Chúa Giêsu. Tuy nhiên vẫn còn một số các suy đoán khác về ngày Giáng sinh, bởi việc chọn ngày này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Theo Isaac Newton - một nhà khoa học lừng danh, ông đã đưa ra các lý thuyết để giải thích về sự đúng đắn của ngày lễ Giáng sinh. Ông cho rằng, ngày lễ Giáng sinh rơi vào thời điểm Đông chí, mà theo như lịch thời đó thì chính xác là ngày 25/12.
Đến năm 1743, xuất hiện suy đoán rằng lễ Giáng sinh được chọn vào ngày 25/12 để tương ứng với ngày hội tôn vinh Mặt Trời của người La Mã. Theo như Paul Ernst Jablonski cho rằng, việc đề xuất này là một hành động "ngoại giáo" nhằm làm tha hoá giáo hội đích thực.
Mãi đến năm 1889, một học giả người Pháp đã bác bỏ suy luận của Paul Ernst Jablonski và khẳng định rằng việc chọn ngày 25/12 là không hề chịu ảnh hưởng của "ngoại giáo". Điều này cho thấy nguồn gốc của ngày lễ Giáng sinh vẫn còn là một vấn đề bí ẩn với nhiều người.
Lễ Giáng sinh được xem như ngày sinh của Chúa Giêsu (Nguồn: Sưu tầm)
>> Khám phá thêm các phụ kiện dùng để trang trí trong mùa Lễ Giáng Sinh:
- Cây Thông Mini 3 Loại Lá Kim Tuyến Vàng 60cm
- Đệm Trang Trí Ông Già Noel Với 2 Chiếc Tuần Lộc
- Dây Trang Trí 3 Loại Lá Phun Sơn Gắn Trái Thông 270cm
- Nhà Tuyết Nhỏ 38cm x 28cm x 38cm LP-NT-N
Ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh
Theo ý nghĩa nguyên thủy, Giáng Sinh là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu – nhân vật trung tâm trong đạo Thiên Chúa Giáo. Trải qua thời gian, lễ Giáng Sinh ngày càng được tổ chức trang trọng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với những hình ảnh quen thuộc như cây thông Noel, vòng lá mùa vọng, hang đá, máng cỏ, ông già Noel và xe tuần lộc,...
Bên cạnh ý nghĩa về tôn giáo, lễ Giáng sinh còn là dịp để các gia đình tạo dựng mối liên hệ bền chặt và gắn kết tình cảm giữa các thành viên. Vào ngày lễ này, mọi thế hệ trong gia đình có thể sum họp, quây quần bên nhau và cùng chia sẻ về những điều vui buồn trong năm.
Ngoài ra, lễ Giáng sinh cũng là một ngày lễ kỳ diệu trong ký ức của những đứa trẻ vì đây là thời điểm mà hầu như mọi ước mơ và mong muốn của chúng có thể trở thành sự thật. Thêm nữa, lễ Giáng sinh cũng mang thông điệp về hòa bình và lòng nhân ái, khuyến khích mọi người chia sẻ và giúp đỡ những ai cần sự quan tâm đặc biệt trong xã hội như người bị bỏ rơi, già yếu, cô đơn.
Ý nghĩa ngày lễ Giáng sinh là dịp để mọi thế hệ trong gia đình có thể sum họp, quây quần bên nhau (Nguồn: Sưu tầm)
Ý nghĩa ngày lễ Giáng sinh còn là cơ hội để trẻ thực hiện ước mơ nhận quà từ ông già Noel (Nguồn: Sưu tầm)
Đêm 24 và ngày 25 trong lễ Giáng Sinh khác nhau như thế nào?
Lễ vọng - Đêm Giáng Sinh ngày 24/12
Buổi tối ngày 24/12 của lễ Giáng Sinh được xem là “lễ vọng” theo quan niệm của Công giáo Roma. Đây là thời điểm thu hút sự tham gia của đông đảo tín đồ từ khắp nơi. Bên cạnh đó, tại các gia đình hay cả những thánh đường cũng sẽ rủ bỏ sự uy nghiêm thường ngày mà thay vào đó sẽ ngập tràn trong không khí Giáng Sinh ấm áp với những biểu tượng trang trí như hang đá và máng cỏ với tượng chúa Hài đồng, tượng Đức Mẹ Maria, tượng các thiên thần... bên trong.
Ngoài ra, đêm 24/12 còn gắn liền với hình ảnh là sự ra đời của cây thông Noel. Vào giữa những năm 2000 và 1200 TCN, nhiều người truyền tai nhau về một loại cây thông Epicea được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì, đây là ngày tái sinh của Mặt trời.
Lễ chính ngày - Ngày Giáng Sinh ngày 25/12
Nhiều người quan niệm rằng ngày 25/12 là thời điểm Chúa Giêsu được sinh ra đời, do đó đây mới là ngày Giáng Sinh chính thức. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn chính xác, vì thực tế chưa có bất kỳ tài liệu nào khẳng định chắc chắn rằng đó là ngày chúa Giêsu ra đời. Những gì chúng ta được biết chỉ là chúa Giêsu được sinh ra trong một đêm đông lạnh tại chuồng gia súc của một quán trọ nhỏ.
Kể từ đó, lễ Giáng sinh trở thành ngày lễ ăn mừng của các tín đồ Cơ Đốc. Tuy nhiên, vào thời kỳ đầu của Cơ Đốc giáo, chính quyền La Mã còn theo thần giáo nên đã đưa ra những biện pháp cấm đoán đối với các hoạt động tôn giáo khác. Để tránh sự đàn áp, những tín đồ Cơ Đốc giáo đã bí mật chọn ngày 25/12 để tổ chức lễ kỷ niệm, trùng với lễ hội tôn vinh Thần Mặt Trời – một lễ hội phổ biến của người La Mã thời bấy giờ.
Sau đó, Hoàng đế La Mã Constantine I đã chuyển từ thần giáo sang Cơ Đốc giáo và ra lệnh hủy bỏ lễ thờ Thần Mặt Trời vào năm 312. Do đó, ngày 25/12 mỗi năm đã trở thành ngày lễ chào mừng sự ra đời của Chúa Giêsu. Nhưng mãi đến năm 354, Giáo hoàng Libero mới chính thức công bố ngày 25/12 là ngày toàn thể Giáo hội cử hành lễ Giáng sinh.
Như vậy, ngày 25/12 đơn giản chỉ là ngày quy ước của cả thế giới để kỷ niệm một sự kiện lịch sử - sự kiện Con Đức Chúa Trời giáng thế làm người. Sự kiện này không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc mà còn là biểu tượng cho sự cứu rỗi nhân loại, mang đến hạnh phúc và bình an cho con người.
Một số câu hỏi thường gặp
1. Lễ Giáng sinh được bắt nguồn từ nước nào?
Giáng Sinh là ngày lễ bắt nguồn từ những người theo Kitô giáo. Theo đạo Kitô, chúa Giêsu được sinh ra đời tại Bethlehem ở xứ Judea (hiện nay là 1 thành phố thuộc Palestine) của Đế quốc La Mã vào khoảng giữa năm thứ 7 TCN và năm thứ 2.
2. Lễ Giáng Sinh tại các nước trên thế giới được tổ chức vào ngày nào?
Ngày lễ Giáng sinh của một số quốc gia trên thế giới có sự thay đổi khác nhau, chẳng hạn như:
Đức
Tại quốc gia này, ngày 25 - 26/12 hàng năm được gọi là ngày Giáng sinh lần thứ nhất và thứ hai. Vào ngày 25/12, các thành viên trong gia đình và bạn bè sẽ đến thăm nhau và cùng thưởng thức bữa ăn với các món phổ biến trong ngày Giáng sinh gồm bánh bao khoai tây, bắp cải đỏ, ngỗng nướng,… Đến ngày 26/12, mọi người sẽ tụ tập và cùng nhau nghe nhạc, xem phim trên truyền hình.
Không khí lễ hội vui tươi dịp Giáng Sinh tại Đức (Nguồn: Sưu tầm)
Hà Lan
Không khí Giáng sinh tại quốc gia này bắt đầu từ mùa Vọng, đặc biệt là đêm Thánh Nicolas vào ngày 6/12. Ở Hà Lan, ngày 25/12 được xem là kỳ nghỉ và thường diễn ra các buổi lễ tại nhà thờ, các buổi hòa nhạc, biểu diễn độc tấu và trưng bày nhiều tài liệu về tôn giáo. Trong ngày lễ Giáng sinh, các gia đình ở Hà Lan cũng dành thời gian để họp mặt và cùng nhau chuẩn bị các bữa ăn ngon.
Không khí nhộn nhịp nhất tại Hà Lan vào đêm Thánh Nicolas (Nguồn: Sưu tầm)
Nga
Ở Nga, Giáng sinh cũng là lễ kỉ niệm ngày sinh Chúa Giêsu nhưng lại diễn ra vào ngày 7/1 theo lịch Julius. Vào ngày này, những người vợ sẽ dọn dẹp nhà cửa và tự tay chuẩn bị bàn ăn thịnh soạn cho đêm Giáng sinh với 12 món. Ngoài ra, ông già Tuyết mang áo màu xanh dưới sự hỗ trợ của người cháu Công chúa Tuyết- người trao quà cho trẻ em.
Ông già tuyết ở Nga (Nguồn: Sưu tầm)
Hàn Quốc
Ở xứ sở Kim Chi, Giáng sinh được diễn ra chính thức vào ngày 25/12. Vào ngày này, người dân sẽ tổ chức bữa tối thịnh soạn và cùng thưởng thức với những người thân yêu. Một số món ăn thường thấy trong mùa Giáng sinh ở Hàn Quốc gồm mì khoai lang, thịt bò nướng Bulgogi, bánh Giáng sinh trái cây,…
Các con phố tại Hàn Quốc được trang hoàng lộng lẫy dịp lễ Giáng Sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Nhật Bản
Ngày lễ chính của Giáng sinh ở đất nước mặt trời mọc là ngày 25/12. Vào ngày này, các gia đình thường tụ họp ăn uống, tặng quà hoặc cùng nhau đi chơi. Còn các cặp đôi xem lễ Giáng sinh gần giống như ngày lễ tình nhân. Các cửa hàng, trung tâm thương mại ở Nhật Bản những ngày này được trang hoàng vô cùng đẹp mắt và rực rỡ.
Người Nhật cùng nhau đi chơi ngày Giáng Sinh 25/12 (Nguồn: Sưu tầm)
Việt Nam
Dù không phải là ngày lễ chính thức nhưng Giáng sinh cũng là một trong những ngày lễ thú vị ở Việt Nam. Ngày lễ Giáng sinh sẽ được tổ chức từ tối ngày 24/12 và kéo sang ngày 25/12. Vào ngày này, cây thông Noel sẽ được trang trí ở nhiều nơi và mọi người thường tụ họp, tổ chức ăn uống và chụp ảnh cùng nhau.
Không phải ngày lễ chính thức nhưng người Việt đa số vẫn hưởng ứng lễ Giáng Sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Hy vọng với những thông tin trên, mọi người cũng biết được lễ Giáng sinh ngày nào, nguồn gốc, ý nghĩa, phân biệt ngày 24 và 25/12 của ngày Lễ Giáng sinh. Chỉ còn hơn tháng nữa là đến Giáng sinh 2024, AEONESHOP chúc bạn sẽ có mùa Giáng sinh an lành bên gia đình cùng những người bạn thân yêu!
>> Tham khảo thêm một số ngày Lễ khác:
- Tết Nguyên Đán là gì? Giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán
- Thanh minh là gì? Ngày Tết thanh minh có ý nghĩa như thế nào?
- Tết Nguyên Tiêu là gì? Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu
Khám phá thêm về AEONESHOP