You are using an outdated browser. Please upgrade your browser to improve your experience.
Aeon PointsinvitesFilterCloseBold Chevron DownBold Chevron UpTruckShopList Bulleticon-double-arrow-rightQuestion MarkBoxed BoxUp Arrowfacebooktwitterlinkedingoogle logoAdd to FavoritesIs a Favoriteicon-shopping-listicon-cautionicon-check-filledicon-check-markicon-checkicon-blogCheckmark BlockCheckmark Block Filledicon-arrow-down-filledicon-prop-65InfoLockclose-circle-filledclose-circleboxed-halloween-navigation-iconFacebookFacebookInstagramTwitterXLinkedInPrinterScissorsSharecopy-linktwitter-in-circlefacebook-in-circlemail-in-circledownloadBox Iconicon-shopping-bagaddicon-apple
AEONESHOP là Trang thương mại điện tử chính thức của AEON Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800 888 699 hoặc...

Tổng hợp những món ăn ngày Tết cổ truyền của miền Bắc đặc trưng, ngon miệng, dễ làm

Các món ăn ngày Tết miền bắc

Mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc luôn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với những món ăn tinh tế. Không chỉ tôn vinh nền ẩm thực đa dạng dịp Tết, mỗi món ăn còn gửi gắm những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện mong ước về một năm mới an khang, thịnh vượng. Hãy cùng AEONESHOP điểm danh các món ăn ngày tết miền Bắc đặc trưng, dễ thực hiện để hiểu thêm về nét đẹp văn hóa ẩm thực lâu đời này thông qua bài viết sau đây!

Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán, thường được đặt trên bàn thờ tổ tiên của người miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Đến nay, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen tự tay gói bánh chưng vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Nguyên liệu để làm món này cũng vô cùng đơn giản, bao gồm gạo nếp dẻo thơm, nhân thịt heo, đậu xanh, hành tím và hạt tiêu.

Các món ăn ngày Tết miền bắc: bánh chưng

Bánh chưng truyền thống dâng lên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: Ý nghĩa tục gói bánh chưng ngày Tết và cách gói bánh ngon, xanh mướt

Thịt nấu đông

Nhắc đến mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc không thể không nhắc đến món thịt nấu đông. Nguyên liệu chính để làm món này bao gồm thịt chân giò (hoặc thịt gà thay thế), bì lợn, mộc nhĩ, nấm hương và hạt tiêu. Điểm tạo nên sự đặc biệt của món thịt nấu đông chính là món ăn phải được thưởng thức khi nguội, tạo nét ẩm thực rất riêng của người miền Bắc.

Các món ăn ngày Tết miền bắc: thịt nấu đông

Thịt nấu đông độc đáo của người miền Bắc (Nguồn: Sưu tầm)

Gà luộc

Gà luộc cũng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mâm cúng đêm Giao thừa và ngày đầu năm mới của người miền Bắc. Theo quan niệm, dâng gà luộc lên đất trời đầu xuân sẽ mang lại khởi đầu thuận lợi và tràn đầy phúc lộc. Thịt gà vàng óng, ăn kèm lá chanh thái nhỏ, chấm cùng muối tiêu chanh ớt chắc chắn sẽ tạo nên hương vị đặc trưng khó quên.

Các món ăn ngày Tết miền bắc: gà luộc

Gà luộc là món ăn không thể thiếu trên mâm cổ miền Bắc (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo các công thức nấu món ngon từ thịt gà khác:

Dưa món

Dưa món là món ăn kèm phổ biến trong ngày Tết ở miền Bắc, thường được kết hợp với bánh chưng hoặc các món thịt nhiều mỡ. Vị chua thanh và chút cay nhẹ của dưa món không chỉ làm tăng hương vị mà còn hỗ trợ cơ thể tiêu hóa tốt hơn trong những ngày xuân về.

Các món ăn ngày Tết miền bắc: dưa món

Dưa món là món ăn kèm giải ngấy hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

Giò thủ (giò xào)

Giò thủ, hay còn gọi là giò xào, là món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết miền Bắc. Món ăn này được làm từ tai, lưỡi, mũi heo kết hợp với nấm mèo, hành và tỏi tạo nên một món ăn lạ miệng mà hương vị hấp dẫn không thể cưỡng lại. 

Các món ăn ngày Tết miền bắc: giò thủ

Món giò thủ thơm hơn nếu gói cùng lá chuối (Nguồn: Sưu tầm)

Canh bóng thập cẩm

Mùa đông khắc nghiệt ở miền Bắc thường khiến da khô ráp, nứt nẻ, nên da lợn giàu collagen tự nhiên thường được chế biến thành món canh bổ dưỡng giúp da mịn màng, căng bóng. Canh bóng thập cẩm có vị ngọt thanh nhờ nước hầm gà, kết hợp với 12 nguyên liệu cơ bản như giò sống, cải xanh, cà rốt, nấm, su hào, trứng gà, gừng, hành tây và nhiều loại rau củ khác, chắc chắn sẽ là món canh phù hợp giải ngấy ngày Tết.

Các món ăn ngày Tết miền bắc: canh bóng thập cẩm

Món canh ngọt thanh từ rau củ và da heo (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tết đến, người Việt Nam ăn gì?: 

Giò lụa

Giò lụa là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết truyền thống của người miền Bắc. Món này được làm từ thịt lợn giã nhuyễn trộn cùng nước mắm, tiêu và các gia vị, sau đó được gói trong lá chuối, luộc hoặc hấp chín kỹ. Khi hoàn thành, giò có màu trắng ngà, có thể là hồng nhạt, thường ăn kèm với dưa hành muối để tăng thêm hương vị đậm đà.

Các món ăn ngày Tết miền bắc: giò lụa

Giò lụa vừa dai vừa thơm, là món ăn rất được yêu thích (Nguồn: Sưu tầm)

Xôi gấc

Xôi gấc không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn được yêu thích nhờ màu đỏ tượng trưng cho may mắn, vì vậy mà hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị món ăn này vào ngày Tết. Đây còn là món ăn thiêng liêng dùng để thờ cúng tổ tiên, mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. 

Mách bạn một mẹo nhỏ, xôi gấc ngon phải được làm từ quả gấc đỏ mọng, nhiều thịt sẽ giúp lên màu đẹp, cùng nếp dẻo thơm được chọn lọc kỹ lưỡng.

Các món ăn ngày Tết miền bắc: xôi gấc

Xôi gấc dẻo thơm với màu đỏ may mắn và bắt mắt (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tìm hiểu các bài viết liên quan chủ Tết cổ truyền:

Nem rán

Nem rán (hay chả giò, chả ram) là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ Tết miền Bắc. Hình ảnh các bà, các mẹ cùng nhau cuốn nem gợi lên sự gắn kết và mong ước một năm mới hòa thuận, yêu thương. Món ăn này hấp dẫn bởi lớp vỏ bánh tráng được chiên giòn rụm, kết hợp cùng nhân thịt và nấm mèo đậm đà, khiến ai thưởng thức cũng sẽ nhớ mãi không quên.

Các món ăn ngày Tết miền bắc: nem rán

Nem rán giòn rụm, người miền Bắc thường gói nhiều nem rán vào ngày Tết (Nguồn: Sưu tầm)

Canh măng khô hầm xương/chân giò

Từ lâu, người Việt đã ưa chuộng các món ăn dân dã từ thiên nhiên, vì vậy việc ăn canh măng trong ngày Tết đã trở thành một phong tục truyền thống của người miền Bắc. Món canh măng hầm xương hoặc chân giò được chế biến từ măng khô cùng các nguyên liệu cơ bản với hương vị béo ngậy hứa hẹn sẽ mang đến cảm giác ngon miệng khó cưỡng cho người thưởng thức.

Các món ăn ngày Tết miền bắc: canh măng khô hầm xương

Canh măng khô kết hợp với xương cho ra nước dùng đậm đà (Nguồn: Sưu tầm)

Chè kho

Chè kho là món ăn gắn liền với người Hà Nội, thường xuất hiện trong mâm cỗ cúng Giao thừa và mời khách Tết ở miền Bắc. Người xưa tin rằng ăn một bát chè kho vào ngày đầu năm sẽ mang lại sự sung túc, may mắn suốt cả năm bởi màu vàng óng của chè khiến người ta liên tưởng đến vàng bạc, châu báu. Chè kho thường được làm từ đậu xanh, đường cùng một số phụ liệu như bột thảo quả và mè rang. Có thể thấy rằng, món ăn này không chỉ mang hương vị ngọt ngào mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa trong dịp Tết Nguyên Đán.

Các món ăn ngày Tết miền bắc: chè kho

Chè kho ngọt ngào, mang ý nghĩa sung túc của người miền Bắc (Nguồn: Sưu tầm)

Các món nộm miền Bắc

Ngoài dưa món và dưa già, người miền Bắc cũng rất thích ăn rau nộm. Đây là món khai vị không thể thiếu trong mâm cỗ Tết, giúp cân bằng khi mọi người đã quá ngán những bữa ăn đầy thịt và bánh chưng. Một số loại nộm phổ biến có thể kể đến bao gồm nộm bò khô, nộm chân gà rút xương, nộm hoa chuối, nộm sứa, nộm tôm su hào.

Các món ăn ngày Tết miền bắc: nộm hoa chuối

Nộm hoa chuối (Nguồn: Sưu tầm)

Các món ăn ngày Tết miền bắc: nộm bò khô

Nộm bò khô (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: 

Nhìn chung, các món ăn ngày Tết miền Bắc không chỉ là sự hội tụ của những hương vị tinh túy mà còn là bức tranh sinh động về nét đẹp văn hóa truyền thống. Mỗi món ăn đều gói trọn tấm lòng thảo thơm, khéo léo của người nội trợ với ước vọng về một năm mới ấm no, hạnh phúc. Thông qua bài viết, AEONESHOP hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm nhiều ý tưởng để thực hiện một mâm cỗ Tết chất lượng!

Mascot
📣
Đăng ký để cập nhật các thông tin mới nhất về các ưu đãi của chúng tôi!
🎉
Đang tải hình ảnh