10+ món ăn ngày Tết truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ miền Bắc, Trung, Nam
Dịp Tết Nguyên Đán 2025 sắp đến, cũng là thời điểm nhà nhà háo hức trang hoàng nhà cửa, mua sắm Tết và chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn để đón chào năm mới đủ đầy, ấm no, thịnh vượng. Đặc biệt, mâm cơm ngày Tết của người Việt không chỉ đa dạng, phong phú về món ăn mà còn chú trọng cả về màu sắc và hình thức trình bày. Trong bài viết dưới đây, AEONESHOP sẽ giới thiệu cho bạn những món ăn ngày Tết mang đậm nét cổ truyền và bản sắc nước ta.
1. Bánh chưng
Dân gian xưa thường có câu: “Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Có thể thấy, bánh chưng là một món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cơm truyền thống của các gia đình Việt. Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo thơm, đậu xanh ngọt bùi, thịt lợn béo ngậy, vị tiêu cay nhẹ và được gói vuông vức bằng lá dong đã tạo nên hương vị ngày Tết vô cùng đặc sắc không thể lẫn vào đâu được. Ngoài ra, khung cảnh mọi người quây quần gói bánh chưng ngày Tết và ngồi bên bếp lửa 8 - 10 giờ đồng hồ để canh nồi bánh chưng chín trong đêm giao thừa tạo nên không khí gia đình ấm áp, khắng khít.
Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tìm hiểu những nét đẹp ngày Tết:
- Mâm ngũ quả ngày Tết 2025: Ý nghĩa, cách bày trí đẹp
- Tổng hợp những câu chúc Tết hay, ngắn gọn và ý nghĩa 2025
- Ý nghĩa của quà Tết là gì? Những món quà tặng ý nghĩa ngày Tết
- Tổng hợp những câu đối Tết hay và ý nghĩa mừng xuân Ất Tỵ 2025
2. Bánh tét
Nếu Tết miền Bắc có bánh chưng vuông thì miền Nam và miền Trung lại có bánh tét tròn. Thay vì gói bằng lá dong, bánh tét thường sẽ dùng lá chuối và tạo thành từng đòn hình trụ tròn. Bánh có nhiều loại cho bạn lựa chọn như bánh ngọt, bánh mặn, bánh không nhân hay bánh thập cẩm. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận rõ rệt vị ngon của từng nguyên liệu bên trong vô cùng hấp dẫn.
>> Tham khảo thêm: 20+ Mẫu tháp bánh Tết, gói quà Tết đẹp, đơn giản và dễ làm
Bánh tét mặn nhân đậu xanh và thịt lợn (Nguồn: Sưu tầm)
3. Củ kiệu
Một món ăn ngày Tết đơn giản, mộc mạc mà ngon không kém trong mâm cơm của người Việt trong những ngày đầu năm đó là củ kiệu tôm khô. Món ăn này có vị giòn, chua ngọt, thích hợp ăn kèm với các món ăn khác như bánh tét, thịt đông, bánh chưng để chống ngán. Càng ăn sẽ càng nghiền, tạo nên trải nghiệm ẩm thực rất thú vị.
Củ kiệu ngâm chua ngọt, càng ăn càng ghiền (Nguồn: Sưu tầm)
4. Giò chả
Giò chả cũng là một trong các món ăn ngày Tết quen thuộc của ẩm thực truyền thống Việt Nam, được bày biện ở vị trí trung tâm trên mâm cỗ, chứa đựng ý nghĩa "trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà trong năm mới. Món ngon này được chế biến từ thịt nạc thăn heo, giã nhuyễn trong cối đá kết hợp nước mắm ngon, sau đó gói bằng lá chuối và luộc chín. Những miếng giò trắng mịn, thơm ngon và giòn dai, khi thưởng thức sẽ được thái theo khoanh rồi chia thành miếng bày ra đĩa trông rất đẹp mắt.
Những miếng giò chả trắng mịn, thơm ngon và giòn dai (Nguồn: Sưu tầm)
5. Nem chua
Nem chua là món ăn ngày Tết hội tụ đầy đủ hương vị chua, cay, mặn, ngọt siêu dễ ăn, giúp làm giảm ngấy cho những bữa tiệc đầy ắp thịt, cá, bánh chưng, bánh tét. Món ăn này được làm từ thịt heo tẩm ướp gia vị rồi gói lại trong lá ổi hoặc lá chùm ruột, sau đó để trong vài ngày cho lên men tự nhiên sẽ có vị chua thanh rất hấp dẫn. Nem chua được ăn kèm với lá đinh lăng, tỏi, ớt và chấm cùng tương ớt hoặc muối tiêu để làm tăng hương vị, khiến cho mỗi miếng nem chua trở nên đặc sắc, lôi cuốn hơn.
Nem chua được ăn kèm với lá đinh lăng, tỏi, ớt và chấm cùng tương ớt để làm tăng hương vị cho món ăn (Nguồn: Sưu tầm)
6. Thịt gà luộc
Nhiều người luôn tin tưởng rằng, gà luộc với lớp da vàng óng tượng trưng cho sự viên mãn, may mắn trong năm mới. Để làm ra các món ăn ngon từ thịt gà, người ta thường chọn những con gà ta, thịt săn chắc, sau đó làm sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với các loại gia vị như hoa tiêu, hoa hồi, gừng. Gà luộc chín tới sẽ có màu vàng ươm, không bị rách da, thịt mềm ngọt và ăn kèm với lá chanh thái nhỏ, chấm muối ớt chanh tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
Gà luộc có da vàng ươm, ngọt thịt, chấm cùng muối ớt chanh (Nguồn: Sưu tầm)
7. Thịt nấu đông
Thịt đông là món ăn ngày Tết truyền thống độc đáo của người Việt, nhất là ở khu vực miền Bắc. Món ăn này thường được chế biến từ thịt heo ba chỉ, tai heo, mảng bì heo hoặc thịt gà, kết hợp với các nguyên khác như mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt... sau đó được ninh nhừ tới khi chín rồi để nguội qua đêm. Món thịt đông có lớp mỡ trong veo đẹp mắt, vị ngọt mềm hòa quyện cùng các gia vị, ăn không hề ngán, cực kỳ cuốn.
Thịt nấu đông hương vị hấp dẫn, rất lạ miệng (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm:
- 50+ Lời chúc Tết 2025 cho ông bà hay, ngắn gọn và ý nghĩa nhất
- Top 10 cách trang trí Tết cổ truyền đẹp, ấm cúng
8. Lạp xưởng
Lạp xưởng có nguồn gốc từ Trung Quốc và qua thời gian giao thoa văn hóa, nó đã trở thành một trong những món ăn ngày Tết ưa thích của người dân Việt Nam. Lạp xưởng thường được làm từ thịt nạc và mỡ lợn xay nhuyễn trộn thêm đường, rượu, sau đó nhồi vào ruột lợn khô rồi làm chín bằng cách lên men tự nhiên. Ở mỗi vùng miền khác nhau, có thể có những biến tấu trong cách chế biến lạp xưởng như luộc, chiên hoặc nướng trước khi ăn, tạo nên một hương vị đặc trưng riêng biệt.
Lạp xưởng là một món ăn ngày Tết được nhiều người yêu thích (Nguồn: Sưu tầm)
9. Dưa món
Dưa món được làm từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, củ kiệu, củ cải trắng,... sau đó ngâm với nước mắm đường để tạo nên một món ăn ngày Tết ngon hấp dẫn khiến bạn không thể cưỡng lại nổi. Để tạo nên món ăn đầy màu sắc, có vị chua ngọt thơm ngon này thì phải tốn không ít thời gian và cần sự tỉ mỉ từ khâu sơ chế, phơi khô đến ngâm. Nhiều người thường ăn bánh chưng, bánh tét dẻo mềm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua đem đến cảm giác ngon miệng khó quên.
Dưa món có hương vị chua ngọt, thơm ngon khó quên (Nguồn: Sưu tầm)
10. Nem rán
Nem rán được xem là món ăn ngày Tết tượng trưng cho “quốc hồn, quốc túy” của người Việt. Món ăn này được kết hợp với nhiều thành phần như thịt heo, miến, mộc nhĩ, hành tây, cà rốt,... Sau đó cuốn trong bánh tráng mỏng, chiên vàng giòn và thưởng thức cùng nước chấm chua ngọt, rau sống để cân bằng khẩu vị. Nhân nem rán có thể thêm tôm và biến tấu các gia vị tùy theo khẩu vị từng gia đình hay vùng miền.
Nem rán với lớp vỏ ngoài giòn rụm, nhân bên trong thơm ngon (Nguồn: Sưu tầm)
11. Xôi gấc
Theo quan niệm của người xưa, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy, trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết cổ truyền thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc để cầu mong những điều may mắn, bình an cho gia đình. Cách nấu xôi gấc cũng không quá cầu kỳ, gạo nếp ngon trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp khoảng 30 - 40 phút sẽ có đĩa xôi màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo thơm của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường, lôi cuốn đến kỳ lạ.
Xôi gấc có vị dẻo thơm, ngọt béo cực lôi cuốn (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tìm hiểu thêm các lễ hội truyền thống khác:
- Tết Nguyên Tiêu là gì? Ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Tiêu
- Tết Hàn Thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực
- Thanh minh là gì? Ngày Tết thanh minh có ý nghĩa như thế nào?
Lưu ý khi chuẩn bị món ăn ngày Tết
Khi chuẩn bị những món ăn ngày Tết, bạn cần lưu ý một số điều sau để có thể vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa tiết kiệm chi phí.
- Lên thực đơn: Mâm cỗ hay mâm cơm ngày Tết cần phải chuẩn bị chu đáo và đầy đủ các món như luộc, xào, canh, chiên hoặc nướng. Tùy thuộc vào số lượng khách mà bạn có thể thêm những món ăn khác vào thực đơn. Thông thường, một mâm cơm ngày Tết bao gồm các món như gà luộc, chả giò, xôi, dưa món, canh, bánh tét.
- Chọn mua nguyên liệu: Khi mua thực phẩm, bạn nên đi sớm để chọn được thực phẩm tươi ngon, tránh mua thực phẩm đóng hộp để giúp món ăn ngày Tết ngon hơn.
- Nấu vừa đủ ăn: Khi chuẩn bị mâm cơm ngày Tết, bạn nên nắm rõ số lượng khách để nấu lượng thức ăn vừa đủ, tránh tình trạng thừa thãi gây lãng phí đồ ăn.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách: Thực đơn ngày Tết thường có rất nhiều món, vì vậy sẽ không tránh khỏi việc ăn không hết và phải cho vào tủ lạnh để lưu trữ. Song bạn nên nhớ tuyệt đối không được để đồ ăn chín và thực phẩm sống cùng nhau, cần bảo quản vào những hộp kín riêng biệt. Điều này sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi và không lây nhiễm vi khuẩn sang các món ăn khác.
Mỗi món ăn ngày Tết đều mang ý nghĩa riêng nhưng chung quy chúng vẫn là tượng trưng cho sự ấm no, may mắn và hạnh phúc trong năm mới. Hy vọng, với những thông tin AEONESHOP chia sẻ trên, bạn có thể chọn được món ăn phù hợp để bày lên mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên và tiếp đãi bạn bè.
Nếu bạn quá bận rộn, không có nhiều thời gian chuẩn bị thực phẩm để nấu những món ngon ngày Tết, có thể mua hàng online tại AEONESHOP. Tại đây cung cấp đa dạng mặt hàng từ thực phẩm tươi sống, trái cây, gia vị cho đến mứt tết, bánh kẹo, giỏ quà Tết 2025. Đặc biệt, mua hàng tại AEONESHOP còn được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn, giao hàng tận nơi nhanh chóng, vô cùng tiện lợi.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2025? Đếm ngược Tết Âm lịch 2025
- Noel 2024 là ngày mấy? Ngày 24 và ngày 25 trong Lễ Giáng sinh rơi vào thứ mấy?
- Lễ Giáng Sinh là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh
- Giao thừa 2025 Tết Âm lịch là vào ngày mấy dương lịch?
Khám phá thêm về AEONESHOP