You are using an outdated browser. Please upgrade your browser to improve your experience.
Aeon PointsinvitesFilterCloseBold Chevron DownBold Chevron UpTruckShopList Bulleticon-double-arrow-rightQuestion MarkBoxed BoxUp Arrowfacebooktwitterlinkedingoogle logoAdd to FavoritesIs a Favoriteicon-shopping-listicon-cautionicon-check-filledicon-check-markicon-checkicon-blogCheckmark BlockCheckmark Block Filledicon-arrow-down-filledicon-prop-65InfoLockclose-circle-filledclose-circleboxed-halloween-navigation-iconFacebookFacebookInstagramTwitterXLinkedInPrinterScissorsSharecopy-linktwitter-in-circlefacebook-in-circlemail-in-circledownloadBox Iconicon-shopping-bagaddicon-apple
AEONESHOP là Trang thương mại điện tử chính thức của AEON Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800 888 699 hoặc...

13+ món ăn ngày Tết miền Nam ngon miệng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết

món ngon ngày tết miền nam

Tết Nguyên Đán vừa là thời khắc đánh dấu sự chuyển giao và đón chào điều mới, vừa là dịp gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức những món ăn truyền thống đặc sắc. Tại miền Nam, ẩm thực ngày Tết thường mang hương vị phong phú, thể hiện nét văn hóa đa dạng của người dân nơi đây. Hãy cùng AEONESHOP khám phá các món ăn ngày tết miền Nam thơm ngon thông qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về ẩm thực độc đáo tại vùng đất này bạn nhé!

>> Khám phá các món ăn ngày Tết miền Bắc: Tổng hợp các món ăn ngày Tết miền Bắc đặc trưng, dễ làm

MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Bánh tét

Bánh tét mang ý nghĩa về sự đùm bọc và lòng biết ơn tổ tiên, là món bánh quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền ở miền Nam. Bánh có nhiều loại nhân như đậu xanh, chuối, thịt mỡ, lạp xưởng,... đa dạng khẩu vị cho mọi người.

Để có một đòn bánh tét đúng chuẩn, bánh phải được gói bằng lá chuối, chắc tay, nhân nằm chính giữa. Thông thường, bánh được nấu vào đêm giao thừa, sau đó thưởng thức cùng các món khác như củ kiệu, dưa giá,.. trong những ngày đầu năm mới.

>> Tham khảo thêm 20+ Mẫu tháp bánh Tết, gói quà Tết đẹp, đơn giản và dễ làm

Bánh tét miền Nam

Bánh tét miền Nam có đa dạng nhân từ ngọt đến mặn (Nguồn: Sưu tầm)

>> Khám phá thêm những đặc trưng ngày Tết: 

2. Chả giò

Chả giò là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết miền Nam, mang ý nghĩa cầu chúc sức khỏe và mong ước về một cuộc sống ấm no. Lớp vỏ giòn rụm kết hợp nhân thịt, tôm, rau củ bên trong chắc chắn sẽ tạo nên món ăn thơm ngon khó cưỡng. Khi ăn kèm tương xí muội chua ngọt, món ăn sẽ càng thêm phần hấp dẫn hơn.

Chả giò giòn rụm trên mâm cỗ Tết miền Nam (Nguồn: Sưu tầm)

3. Tôm khô củ kiệu

Củ kiệu không chỉ để ăn kèm với bánh tét, thịt kho mà còn được chế biến thành một món riêng. Củ kiệu ngâm chua ngọt trộn cùng tôm khô sẽ là món đơn giản nhưng cực kỳ đưa cơm trong mâm cỗ ngày Tết. Hơn thế nữa, món ăn này còn mang lại ý nghĩa may mắn, tiền bạc dồi dào và thăng tiến trong năm mới.

Tôm khô củ kiệu chua ngọt vừa miệng, giúp giải hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

4. Thịt kho trứng

Nói về những món ăn ngày tết miền Nam, chúng ta không thể không nhắc đến món thịt kho trứng (thịt kho nước dừa). Mang hương vị ngọt thanh từ nước dừa hòa quyện với vị mặn đậm đà của thịt, tổng thể món ăn này tạo nên một sự hấp dẫn đặc trưng, làm phong phú thêm cho bữa tiệc ngày Tết. Thịt kho trứng cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho sự no đủ và sung túc trong năm mới.

Thịt kho trứng xuất hiện trong mỗi gia đình miền Nam dịp Tết (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo công thức cho món thịt kho trứng hấp dẫn: Tổng hợp 20+ Món ngon từ thịt lợn dễ làm, hương vị hấp dẫn

5. Dưa giá

Dưa giá là món ăn kèm quen thuộc ở miền Nam, không chỉ xuất hiện vào dịp Tết mà còn trong các bữa ăn hàng ngày. Với vị chua ngọt, giòn giòn, dưa giá không chỉ giúp cân bằng hương vị mà còn làm mâm cỗ thêm phần hấp dẫn.

Dưa giá là món ăn kèm quen thuộc của người miền Nam (Nguồn: Sưu tầm)

6. Củ kiệu

Mâm cỗ Tết miền Nam luôn có sự góp mặt của củ kiệu. Đây là một món ăn truyền thống mang hương vị thơm ngon đậm đà, thường ăn kèm cùng bánh tét để làm tăng hương vị cho bữa ăn ngày đầu năm. Bạn cũng có thể tự làm củ kiệu tại nhà.Sau khi sơ chế, cho củ kiệu vào ngâm với mắm đường chua chua, ngọt ngọt. Chỉ cần ngâm từ 1 đến 2 ngày sao cho củ kiệu hòa quyện với vị mặn ngọt của mắm đường thì bạn đã có được món củ kiệu ngon miệng.

Củ kiệu

Món củ kiệu ngâm thường dùng kèm bánh tét miền Nam (Nguồn: Sưu tầm)

7. Thịt gà luộc

Dù là món ăn đơn giản, gà luộc lại mang ý nghĩa đặc biệt trong ngày Tết của người miền Nam, tượng trưng cho lời cầu mong phúc lộc, no đủ bởi người ta tin rằng lớp da vàng ươm của thịt gà luộc là màu sắc mang lại may mắn. Một đĩa gà luộc chuẩn phải giữ được lớp da vàng óng đẹp mắt, thịt mềm không khô, đồng thời đảm bảo trọn vẹn chất dinh dưỡng, làm tăng sự hấp dẫn cho mâm cỗ Tết.

Gà luộc tuy đơn giản nhưng vẫn phải đảm bảo lớp da vàng óng, không nứt (Nguồn: Sưu tầm)

8. Lạp xưởng

Lạp xưởng là món ăn quen thuộc của người miền Nam, thường được tự làm vào dịp Tết để thưởng thức hoặc đãi khách như món quà đầu năm đầy ý nghĩa. Lạp xưởng miền Nam có nhiều loại, bao gồm lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá,... rất dễ kết hợp với các món khác trong mâm cỗ ngày Tết. 

Lạp xưởng béo ngậy, mặn ngọt hấp dẫn (Nguồn: Sưu tầm)

9. Củ cải ngâm chua ngọt

Củ cải ngâm chua ngọt là món ăn truyền thống, được làm từ củ cải trắng ngâm trong nước mắm pha chua ngọt. Vị giòn của củ cải kết hợp với nước mắm chua ngọt sẽ tạo nên hương vị đặc trưng, làm phong phú thêm bữa cơm Tết.

Củ cải ngâm chua ngọt là món ăn kèm truyền thống khác trong dịp Tết miền Nam (Nguồn: Sưu tầm)

>> Đếm ngược Tết 2025:

10. Gỏi gà xé

Gỏi gà là món ăn độc đáo trong mâm cỗ miền Nam. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa thịt gà mềm ngon cùng các nguyên liệu tươi như hành tây, bắp cải, ngó sen, rau muống,... món gỏi này sẽ mang đến hương vị đặc sắc và đa dạng. Dù bạn kết hợp với bất kỳ nguyên liệu nào, gỏi gà xé vẫn luôn giữ được sự hài hòa, phù hợp khẩu vị của mọi nhà.

Biến tấu với gỏi gà xé hài hòa, thơm ngon (Nguồn: Sưu tầm)

11. Canh khổ qua nhồi thịt

Canh khổ qua nhồi thịt là một phần không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết của người miền Nam, với ý nghĩa cầu mong mọi "khổ" sẽ “qua” đi, mở ra một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc. Canh khổ qua có vị ngọt từ thịt băm, giòn từ mộc nhĩ, hòa quyện với vị đắng nhẹ của khổ qua tạo nên một món canh thanh mát.

Canh khổ qua

Canh “khổ” mau “qua” đi để đón chào may mắn năm mới (Nguồn: Sưu tầm)

12. Gỏi cuốn

Gỏi cuốn không chỉ bắt mắt mà còn mang đến sự tươi mát cho bữa ăn. Lớp bánh tráng mỏng bao bọc những nguyên liệu như thịt gà, tôm, rau sống và bún, tạo nên hương vị độc đáo và dễ chịu. Chính vì vậy, gỏi cuốn là món ăn được nhiều gia đình miền Nam ưa chuộng trong mâm cỗ ngày Tết.

Gỏi cuốn

Gỏi cuốn tươi mát kết hợp cùng sốt chấm đậm đà (Nguồn: Sưu tầm)

13. Chả lụa

Chả lụa trong mâm cơm ngày Tết người miền Nam mang ý nghĩa "trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà". Để làm món chả lụa ngon, cần chọn thịt heo tươi, vẫn còn ấm, tốt nhất là mua từ chợ sớm. Gia vị ướp phải vừa miệng, mang lại hương thơm nhẹ từ tiêu. Dù công phu, nhiều gia đình vẫn tự làm chả lụa tại nhà để giữ gìn nét văn hóa truyền thống trong dịp Tết.

Chả lụa

Nhiều gia đình miền Nam tự làm chả lụa dịp Tết (Nguồn: Sưu tầm)

Có thể thấy rằng, những món ăn ngày Tết miền Nam không chỉ mang đậm hương vị đặc trưng mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên và mong ước cho một năm mới an lành, thịnh vượng. Thông qua bài viết, AEONESHOP hy vọng đã mang đến cho bạn những hiểu biết thú vị, đồng thời truyền cảm hứng để mọi người có một cái Tết đầy ý nghĩa.  

>> Xem thêm:

Khám phá thêm về AEONESHOP

Facebook | Zalo | Youtube | Instagram 

Mascot
📣
Đăng ký để cập nhật các thông tin mới nhất về các ưu đãi của chúng tôi!
🎉
Đang tải hình ảnh