You are using an outdated browser. Please upgrade your browser to improve your experience.
Aeon PointsinvitesFilterCloseBold Chevron DownBold Chevron UpTruckShopList Bulleticon-double-arrow-rightQuestion MarkBoxed BoxUp Arrowfacebooktwitterlinkedingoogle logoAdd to FavoritesIs a Favoriteicon-shopping-listicon-cautionicon-check-filledicon-check-markicon-checkicon-blogCheckmark BlockCheckmark Block Filledicon-arrow-down-filledicon-prop-65InfoLockclose-circle-filledclose-circleboxed-halloween-navigation-iconFacebookFacebookInstagramTwitterXLinkedInPrinterScissorsSharecopy-linktwitter-in-circlefacebook-in-circlemail-in-circledownloadBox Iconicon-shopping-bagaddicon-apple
AEONESHOP là Trang thương mại điện tử chính thức của AEON Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800 888 699 hoặc...

2 cách làm sữa chua ngon, sánh mịn tại nhà bằng sữa đặc và sữa tươi

Sữa chua nhà làm sánh dẻo

Sữa chua (Yaourt) là món ăn được cả người lớn và trẻ em yêu thích, không chỉ ngon miệng mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp các vitamin cho cơ thể. Ngoài sữa chua đóng hộp mua ngoài cửa hàng, bạn hoàn toàn có thể tự tay chế biến món ngon này tại nhà với công thức đơn giản vừa đảm bảo chất lượng, vừa hợp khẩu vị gia đình. 

Bài viết dưới đây, AEONESHOP sẽ bật mí “bí kíp” cách làm sữa chua tại nhà sánh mịn và không bị tách nước, đảm bảo bạn sẽ thực hiện thành công ngay từ lần đầu tiên.

MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Cách làm sữa chua (Yaourt) từ sữa đặc ngon, sánh dẻo

2. Cách làm sữa chua (Yaourt) từ sữa tươi đơn giản tại nhà

3. Hướng dẫn sử dụng sữa chua đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất

Cách làm sữa chua (Yaourt) từ sữa đặc ngon, sánh dẻo

Cách làm sữa chua từ sữa đặc sánh dẻo, mềm mịn, không bị tách nước (có nghĩa là sữa chua sẽ không có lớp nước màu vàng nhạt ở phía trên). Nghe qua rất hấp dẫn phải không nào? Vậy còn chần chờ gì mà không bắt tay thực hiện ngay theo các bước đơn giản sau đây:

1. Chuẩn bị nguyên liệu làm sữa chua

  • Sữa đặc Ông Thọ: 1 lon.

  • Sữa chua: 1 hộp (Sữa chua làm men cái có thể chọn loại đóng hộp hoặc tự làm ở nhà đều được).

  • Nước sôi, nước đun sôi để nguội.

  • Nồi ủ và hũ đựng.

  • Ca nhựa lớn (ca nhựa dung tích khoảng 2 lít trở lên để có thể đổ sữa vào hũ dễ dàng hơn).

Nguyên liệu làm sữa chua từ sữa đặc

Nguyên liệu cần thiết để làm sữa chua từ sữa đặc (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm:

2. Các bước làm sữa chua - Yaourt

  • Đổ sữa đặc ra ca nhựa, dùng lon đựng sữa đặc vừa rồi đong thêm 1 lon nước sôi cho vào ca sữa và khuấy đều cho tan hỗn hợp. Sau đó, bạn cho thêm 2 lon nước đun sôi để nguội vào hỗn hợp trên và khuấy đều.

  • Bạn cho sữa chua vào hỗn hợp sữa rồi dùng rây lọc qua cho mịn. Lưu ý, đảm bảo sữa đặc ấm để không làm hỏng men, như vậy mới có thể ủ được sữa chua. 

  • Rót hỗn hợp sữa vào hũ đựng và đậy nắp lại, sau đó cho sữa chua vào nồi nước ấm khoảng 50 độ C (nhiệt độ lý tưởng giúp quá trình lên men diễn ra thuận lợi), ngập ⅔ hũ sữa chua là hợp lý và ủ ở nhiệt độ phòng trong vòng 5 - 8 tiếng. Đây là bước quan trọng để giúp sữa chua ngon, sánh mịn và không bị tách nước. Do đó, bạn nên sử dụng các dụng cụ đo nhiệt độ chuyên dụng để đảm bảo nhiệt độ là lý tưởng nhất.

Lưu ý khi ủ sữa chua:

  • Canh thời gian ủ: Thông thường, sau khi ủ khoảng 6 tiếng, sữa đã bắt đầu đông lại và có vị chua nhẹ. Nếu bạn muốn ăn sữa chua ngọt, mềm dẻo thì có thể ngừng ủ sau 6 tiếng.

  • Đậy kín đồ ủ sữa chua: Nên đậy kín nắp đồ ủ để có thể duy trì nhiệt độ đủ để lên men sữa chua. Nếu sử dụng nồi cơm điện để ủ, nên đặt một lớp lót để sữa chua không tiếp xúc với đáy nồi và bật chế độ hâm nóng khoảng 3 – 4 phút để duy trì độ ấm.

  • Cách giữ nhiệt khi không có dụng cụ ủ sữa chua chuyên dụng: Cho các hũ sữa chua vào thau, ngâm thau vào một chậu nước nóng rồi lấy khăn dày bao quanh miệng thau để giữ độ ấm. Sau đó ủ sữa khoảng 8 tiếng hoặc đến khi nào sữa đạt độ chua ưng ý.

Cách bảo quản sữa chua: Sau khi ủ xong, bạn có thể bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh và dùng dần. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn, nên ăn hết sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi thành phẩm, có thể để lại 1 hũ làm men cái cho lần chế biến tiếp theo.

Cách làm sữa chua từ sữa đặc

Rót hỗn hợp sữa vào hũ đựng và đậy nắp lại rồi đem đi ủ (Nguồn: Sưu tầm)

Cách làm sữa chua (Yaourt) từ sữa tươi đơn giản tại nhà

Cách làm sữa chua từ sữa tươi vừa đơn giản, vừa ngon miệng lại bổ dưỡng. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm, vị béo, chua chua, ngọt ngọt vô cùng hấp dẫn. Hãy nhanh tay vào bếp thực hiện ngay món ăn vặt thú vị này theo công thức sau:

1. Chuẩn bị nguyên liệu làm sữa chua

  • Sữa tươi không đường: 1 lít.

  • Sữa chua có đường làm men cái: 2 hộp.

  • Đường: 300g.

  • Nồi lớn, đồ dùng để ủ sữa chua và hũ đựng.

Nguyên liệu làm sữa chua từ sữa tươi

Nguyên liệu cần thiết để làm sữa chua từ sữa tươi (Nguồn: Sưu tầm)

2. Các bước làm sữa chua

  • Bạn bắc một cái nồi lên bếp, cho sữa tươi vào đun trên lửa nhỏ, khuấy đều theo một chiều để sữa không bị vón cục hay dính đáy nồi. 

  • Thêm đường vào nồi, khuấy nhẹ tay để đường tan hết và đun đến khi sữa nóng đạt khoảng 70 – 80­­ độ C (thấy sữa sủi bọt lăn tăn quanh mép nồi là được) thì tắt bếp. Bạn không nên để sữa sôi vì khi sôi trên 80 độ C các hạt protein trong sữa tươi sẽ chuyển từ dạng lỏng sang gel, dẫn đến hiện tượng kết tủa, làm giảm các giá trị dinh dưỡng có trong sữa tươi.

  • Đợi sữa nguội, bạn cho sữa chua men cái vào khuấy đều rồi múc vào từng hũ đựng.

  • Cách ủ tương tự như cách làm sữa chua từ sữa đặc, sau đó cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh khoảng vài tiếng là có thể ăn được.

Cách làm sữa chua từ sữa tươi

Đun nóng sữa tươi đạt khoảng 70 – 80­­ độ C thì tắt bếp (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn sử dụng sữa chua đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất

Để sữa chua phát huy tối đa tác dụng và an toàn cho sức khỏe, bạn cần phải sử dụng món ăn này đúng cách. Cụ thể như:

  • Thời điểm vàng nên ăn sữa chua: Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là sau các bữa ăn chính từ 1 - 2 giờ. Lúc này, độ pH trong dạ dày đã ổn định, tạo điều kiện tốt cho các lợi khuẩn trong sữa chua phát triển, góp phần giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

  • Lượng sữa chua nên ăn mỗi ngày: Các chuyên gia khuyến cáo, một người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên ăn 1 - 2 hộp sữa chua/ngày, tương đương với khoảng 250 - 500g. Loại sữa chua tốt nhất cho sức khỏe là sữa chua ít đường và sữa chua không đường. Không nên tiêu thụ quá nhiều sữa chua, có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn.

  • Những người cần hạn chế ăn sữa chua: Mặc dù sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cũng có những người không nên ăn sữa chua để tránh các vấn đề về sức khỏe. Chẳng hạn như, trẻ em dưới 6 tháng tuổi hay những người mắc chứng bệnh đường ruột, tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm gan,...

Một số câu hỏi thường gặp khi làm sữa chua tại nhà

Dưới đây là một số sự cố thường gặp khi làm sữa chua tại nhà và cách khắc phục mà bạn đọc có thể tham khảo:

1. Nước và sữa bị tách làm đôi

Đây là hiện tượng trên bề mặt sữa chua xuất hiện một lớp nước có màu vàng nhạt. Nguyên nhân có thể là do bạn ủ sữa chua ở nhiệt độ quá cao làm cho hơi nước bốc lên và đọng lại hoặc là do sự xê dịch trong quá trình ủ sữa chua.

Do đó, để tránh xảy ra hiện tượng này bạn cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên và để sữa chua cố định khi ủ.

2. Sữa chua không đông hoặc không đủ chua

Hiện tượng này xảy ra có thể là do:

  • Nhiệt độ sữa hoặc nhiệt độ ủ quá cao khiến vi khuẩn lên men bị chết.

  • Hoặc có thể là do chất lượng của men không đảm bảo (ít vi khuẩn men, men cũ hoặc vi khuẩn lên men hoạt động yếu).

Vì vậy, bạn cần lưu ý về thời gian sử dụng khi chọn sữa chua cái, đồng thời cần chú trọng đến thời gian và nhiệt độ ủ sữa.

Sữa chua là thực phẩm tự nhiên giàu protein và các lợi khuẩn, không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Việc thường xuyên làm sữa chua cho cả gia đình thưởng thức cũng là cách mà bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho những người thân yêu. Với cách làm sữa chua đơn giản tại nhà mà AEONESHOP chia sẻ ở trên, chúc các bạn thực hiện thành công và thưởng thức món ăn ngon miệng.

Mascot
📣
Đăng ký để cập nhật các thông tin mới nhất về các ưu đãi của chúng tôi!
🎉
Đang tải hình ảnh