You are using an outdated browser. Please upgrade your browser to improve your experience.
Aeon PointsinvitesFilterCloseBold Chevron DownBold Chevron UpTruckShopList Bulleticon-double-arrow-rightQuestion MarkBoxed BoxUp Arrowfacebooktwitterlinkedingoogle logoAdd to FavoritesIs a Favoriteicon-shopping-listicon-cautionicon-check-filledicon-check-markicon-checkicon-blogCheckmark BlockCheckmark Block Filledicon-arrow-down-filledicon-prop-65InfoLockclose-circle-filledclose-circleboxed-halloween-navigation-iconFacebookFacebookInstagramTwitterXLinkedInPrinterScissorsSharecopy-linktwitter-in-circlefacebook-in-circlemail-in-circledownloadBox Iconicon-shopping-bagaddicon-apple
AEONESHOP là Trang thương mại điện tử chính thức của AEON Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800 888 699 hoặc...
Hiện tại, khi mua hàng online trên website aeoneshop.com, Quý khách chưa được áp dụng chương trình tích điểm thành viên....

Mâm cỗ ngày Tết: Cách bày cỗ Tết truyền thống 3 miền Bắc - Trung - Nam

Mâm cỗ ngày Tết truyền thống

Theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, mỗi dịp Tết đến xuân về, gia đình nào cũng đều quây quần bên nhau và chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết thật đầy đủ, tươm tất để dâng lên ông bà tổ tiên, thể hiện lòng thành kính, biết ơn người đã khuất và cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.

Tuỳ theo nét văn hoá, phong tục của mỗi vùng miền mà mâm cỗ ngày Tết sẽ có nét đặc trưng riêng về món ăn, quy tắc và cách trình bày. Nếu bạn đang thắc mắc mâm cỗ ngày Tết truyền thống 3 miền Bắc - Trung - Nam có những gì, hãy cùng AEONESHOP khám phá những điều thú vị ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Ý nghĩa mâm cỗ ngày Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán là dịp đặc biệt để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau sau một năm làm việc đầy vất vả. Vì vậy, mâm cỗ ngày Tết thường được chuẩn bị rất thịnh soạn và bày biện đẹp mắt với đầy đủ các món ăn ngon mang đậm hương vị đặc trưng vùng miền.

Trước tiên là dâng mâm cơm cùng với chén trà và nén hương lên bàn thờ gia tiên để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cầu mong một năm mới đủ đầy, sung túc, bình an. Sau khi lễ cúng xong, con cháu sẽ cùng tụ họp để bắt đầu dùng bữa và hàn huyên những buồn vui một năm đã qua.

>> Khám phá nét đẹp các ngày lễ tết cổ truyền của dân tộc:

Ý nghĩa của mâm cỗ ngày Tết

Mâm cỗ ngày Tết được bày biện đẹp mắt với đầy đủ các món ăn ngon mang đậm hương vị đặc trưng vùng miền (Nguồn: Sưu tầm)

Các loại mâm cỗ truyền thống trong ngày Tết

Dưới đây là các loại mâm cỗ thường gặp trong ngày Tết truyền thống:

  • Mâm cỗ Tất niên: Là bữa cơm được dọn ăn trong ngày cuối năm, thường được chọn vào ngày 29, 30 tháng Chạp Âm lịch hoặc sớm hơn tùy nhu cầu. Sau một năm bận rộn, làm việc vất vả, đây là thời điểm hiếm hoi để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, cùng nhau ăn một bữa cơm thật ấm cúng và tràn đầy niềm vui. 
  • Mâm cỗ Giao thừa đón Tết: Vào thời khắc chuyển giao thời gian, các gia đình thường sẽ bày biện ra trước nhà một mâm cơm thật tươm tất để dâng lời cảm tạ đến thánh thần trời đất và cầu mong một năm mới bình an, thuận hòa. Mâm cỗ giao thừa đón Tết gồm có nhang đèn, rượu, hoa quả, vàng mã và những món ăn ngon, tùy vào quan niệm của từng nhà mà sẽ làm món chay hoặc mặn. 
  • Mâm cỗ ngày Tết cúng gia tiên: Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, coi trọng tình nghĩa, vào những ngày đầu năm mới, từ mùng 1 - 3 tháng Giêng Âm lịch, đa số gia đình đều chuẩn bị mâm cơm cúng dâng lên bàn thờ tổ tiên để thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ người đã khuất. Mâm cơm cúng được con cháu chuẩn bị và nấu nướng thật kỹ lưỡng, những món ăn không chỉ ngon mà còn trình bày phải thật đẹp mắt.
  • Mâm cơm hóa vàng đưa Ông Bà: Trong ngày hóa vàng (thường từ mùng 3 đến mùng 10 tháng Giêng Âm lịch), con cháu sẽ chuẩn bị một bữa cơm thật thịnh soạn để đãi người đã khuất, hệt như lúc còn sống. Đây được xem là bữa ăn cuối cùng trong dịp Tết để tiễn người đã khuất đi. Ngoài nhang đen, hoa quả, các món ăn mặn hoặc chay, trên mâm cỗ hóa vàng còn đặt thêm bình hoa tươi, giấy tiền vàng mã và văn khấn tiễn đưa ông bà.

Mâm cúng ngày Tết truyền thống

Mâm cúng ngày Tết thể hiện tấm lòng thành với ông bà, tổ tiên (Nguồn: Sưu tầm)

>> Xem thêm: 

Cách bày trí mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của từng miền

Tuỳ vào phong tục, tập quán ở mỗi vùng miền của Việt Nam mà mâm cỗ ngày Tết ở mỗi nơi sẽ mang một sắc thái, đặc trưng riêng biệt thể hiện nét đẹp văn hoá của từng miền. Nhưng nhìn chung mâm cỗ ngày Tết 3 miền thường được sắp xếp long trọng, bày biện đủ món ăn đặc sắc với ý nghĩa mong muốn một năm mới đủ đầy, ấm no và hạnh phúc.

Mâm cỗ Tết của miền Bắc

Trải qua bao nhiêu thời gian, mâm cỗ ngày Tết của người Bắc vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống, chuẩn bị tỉ mỉ, vô cùng cầu kì và sang trọng.

Những món ăn ngày Tết miền Bắc là sự phối hợp tinh tế và hài hòa và tinh tế về cả hình thức lẫn hương vị của rất nhiều món ăn, giữa các món khô và món nước, giữa thịt và rau. Linh hồn trong mâm cỗ của người Bắc là thịt đông, dưa hành, bánh chưng xanh, tiếp đến là gà luộc rắc lá chanh, xôi, giò lụa, nem rán, nộm,... 

Bên cạnh đó, mâm cỗ còn có các món nước như miến lòng gà, giò heo hầm măng, canh bóng thả,... Các món tráng miệng trên mâm cúng của miền Bắc thường là mứt quất, mứt gừng, ô mai mơ hay quả hồng khô,… Đặc biệt không thể thiếu món che kho thơm ngọt lạ miệng, được nấu từ đậu xanh và đường. 

Mâm cỗ ngày Tết miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết thường thấy của người miền Bắc (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo công thức nấu món ngon từ thịt để biến tấu thêm cho mâm cỗ dịp Tết:

Mâm cỗ ngày Tết của miền Trung

Do đặc thù về địa lý, miền Trung có thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên với đối mặt với thiên tai nên nét văn hóa ẩm thực cũng có đôi phần khác biệt so với miền Bắc, không quá cầu kỳ, chỉ cần đầy đủ và tươm tất. Trong mâm cỗ ngày Tết của miền Trung, các món ăn được chia ra thành từng đĩa nhỏ, mỗi thứ bày một ít và đặt trên chiếc mâm tròn sẽ thể hiện rõ tinh thần tiết kiệm, san sẻ của người miền Trung. 

Những món ăn ngày Tết miền Trung cơ bản thường bao gồm gà luộc, thịt heo luộc, bánh tét, đồ xào, ram cuốn, nem lụi, canh, cơm trắng,…

Ngoài ra, người miền Trung cũng chú trọng đến yếu tố lưu trữ nên một số gia đình vẫn giữ thói quen làm những món mặn như thịt kho, tôm rim, thịt ngâm nước mắm,…giúp giữ đồ ăn được lâu hơn.

Thêm vào đó, với thói quen “cuốn” trong văn hóa ẩm thực nên trong mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung không thể thiếu các món cuốn như thịt luộc cuốn bánh tráng, nem lụi cuốn bánh tráng, cá hấp cuốn chung với bánh tráng và rau sống.

Mâm cỗ Tết của miền Trung

Mâm cỗ ngày Tết đặc trưng của miền Trung (Nguồn: Sưu tầm)

Mâm cỗ ngày Tết của miền Nam

Mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam cũng được bày biện đa dạng món ăn và trái cây mang nét đặc sản vùng miền. Tuỳ vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà các món ăn trong mâm cỗ được thay đổi linh hoạt, không nhất thiết phải có quá nhiều món ăn. 

Các món ăn ngày Tết miền Nam thường có đủ vị mặn, canh, chua và ngọt cùng hòa quyện tạo nên nét đặc trưng riêng, không thể thiếu đó là thịt heo kho nước dừa với trứng và ăn kèm dưa chua, canh khổ qua nhồi thịt, gà luộc và bánh tét nhân chuối.

Bên cạnh đó, người miền Nam luôn cố gắng làm phong phú mâm cỗ ngày Tết bằng những món ăn bình dân quen thuộc như gỏi ngó sen, phá lấu, lạp xưởng, giò thủ, dưa món, củ kiệu, tôm khô, tai heo ngâm giấm,…

Mâm cỗ Tết miền Nam

Mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo cách bày mâm ngũ quả và món ngon 3 miền ngày Tết: 

Một số lưu ý khi bày trí mâm cỗ Tết truyền thống

Vào mỗi dịp Tết đến, mọi người đều luôn cố gắng làm những mâm cỗ thịnh soạn và bày trí thật đẹp mắt. Trước để cúng ông bà, tổ tiên, sau là con cháu cùng quay quần hưởng lộc, có một bữa ăn thật tươm tất trong dịp đầu năm. Tuy nhiên, khi bày trí mâm cỗ ngày Tết, bạn cũng cần lưu ý những điều sau để vừa đảm bảo đủ đầy, vừa tiết kiệm:

  • Dự tính số lượng người ăn để mua lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa.
  • Chuẩn bị mâm cỗ trên tinh thần long trọng nhưng vẫn phải thật tiết kiệm. Vào ngày tết, nhiều người thường có tâm lý mua thừa hơn thiếu, nhưng nếu mua dư quá nhiều sẽ gây ra lãng phí. Ngoài những món chỉ sử dụng được trong ngày, nên mua các đồ ăn có thể bảo quản lâu, phòng trường hợp không dùng hết.
  • Mâm cỗ cúng gia tiên và cúng giao thừa phải có đầy đủ hoa quả, nhang đèn, khay nước sạch, xôi chè, bánh chưng, bánh tét, gà luộc,... 

Lưu ý khi bày trí mâm cỗ Tết truyền thống

Dù mâm cỗ nhiều hay ít cũng cần phải đảm bảo đúng và bày tỏ được tấm lòng của gia đình (Nguồn: Sưu tầm)

Mặc dù, mâm cỗ ngày Tết 3 miền có sự khác nhau trong các món ăn, cách bày trí và thậm chí là nguyên tắc hay ý nghĩa tượng trưng. Song chúng đều mang ý nghĩa sâu sắc nhớ về cội nguồn, tổ tiên và cầu mong một năm mới phát tài – an khang – thịnh vượng.

Quan trọng hơn chính là gia đình được đoàn viên, sum họp sau chuỗi ngày bận rộn trong không khí ấm áp, chan hòa chính là điều chỉ những mâm cỗ ngày Tết có thể mang lại. Tết đã gần kề, AEONESHOP kính chúc quý khách có những phút giây ý nghĩa và hạnh phúc với những người thân yêu, cùng nhau thưởng thức những món ngon ngày Tết.

>> Tìm hiểu thêm phong tục ngày Tết:

Mascot
📣
Đăng ký để cập nhật các thông tin mới nhất về các ưu đãi của chúng tôi!
🎉
Đang tải hình ảnh