Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền
Vào những ngày giáp Tết Nguyên Đán, người người, nhà nhà lại có phong tục gói bánh chưng để dâng lên bàn thờ gia tiên nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với người đã khuất. Không chỉ vậy, bánh chưng Tết còn là biểu tượng của văn hóa và tâm linh của dân tộc Việt, được lưu truyền qua nhiều thế hệ nhằm thể hiện nét đẹp của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Hãy đón đọc những thông tin mà AEONESHOP chia sẻ trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của bánh chưng Tết.
Nguồn gốc, truyền thuyết về bánh chưng Tết
Tương truyền, sự tích bánh chưng ra đời bắt nguồn từ cuộc thi do vị Hùng Vương đời thứ sáu tổ chức để chọn người kế vị với yêu cầu tìm một món ăn ngon nhất để cúng Tiên Vương. Trong khi các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị dâng lên cho vua cha thì người con trai thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu được thần linh mách bảo đã mang đến hai món bánh ngon làm từ hạt gạo thân thuộc là bánh chưng và bánh giầy. Ông muốn thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và lòng yêu quý quê hương đất nước.
Chiếc bánh chưng có hình dáng vuông vức tượng trưng cho Đất với nhân bên trong là thịt mỡ với đậu xanh, bên ngoài là những hạt nếp chắc mẩy dẻo thơm và được gói cẩn thận bằng lá dong và luộc chín. Trong khí đó, bánh giầy tròn trắng muốt tượng trưng cho Trời, được làm từ nếp quết nhuyễn, vừa dẻo vừa thơm. Hai chiếc bánh là là biểu tượng Trời Đất, ôm lấy vạn vật, thể hiện công ơn dưỡng dục của cha mẹ, trên đời này chẳng có gì sánh bằng.
Vua Hùng Vương đã rất ấn tượng với sự sáng tạo và ý nghĩa của hai món bánh này nên đã trao ngôi vua cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng và bánh giầy trở thành những loại bánh không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của dân tộc Việt Nam để tưởng nhớ công lao nuôi dưỡng của tổ tiên và biểu hiện lòng biết ơn đối với mẹ thiên nhiên.
Truyền thuyết về bánh chưng Tết (Nguồn: Sưu tầm)
Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết của người Việt
Gắn liền với truyền thuyết xa xưa ấy, bánh chưng là sự gói ghém cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước từ thời xưa đến nay. Bên ngoài của chiếc bánh bánh chưng được gói bởi lớp lá dong có sẵn trong tự nhiên, phần nhân bên trong gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn,… đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống và gần gũi với dân tộc ta.
Bởi lẽ thế, sự có mặt của bánh chưng vào ngày Tết cổ truyền nhằm thể hiện sự biết ơn Đất Trời đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng tươi tốt, bội thu và đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Ngoài ra, bánh chưng Tết còn bày tỏ đạo hiếu làm con đối với các đấng sinh thành, chính vì thế mà phong tục sử dụng bánh chưng làm quà biếu cha mẹ cũng có từ đây.
>> Khám phá những ý nghĩa của những đặc trưng ngày Tết khác:
- Mâm ngũ quả ngày Tết 2025: Ý nghĩa, cách bày trí đẹp
- Ý nghĩa của quà Tết là gì? Những món quà tặng ý nghĩa ngày Tết
- Tổng hợp những câu đối Tết hay và ý nghĩa mừng xuân Ất Tỵ 2025
Đặc điểm của bánh chưng Tết
Một chiếc bánh chưng đẹp và chuẩn phải có hình vuông đều các cạnh, mỗi cạnh thường trên 20cm và độ dày từ 5 - 6 cm. Bánh chưng được làm từ gạo nếp trắng ngần với phần nhân bên trong được kết hợp hài hòa nhiều mùi vị như thơm dẻo của gạo nếp, vị béo ngậy của thịt mỡ, ngọt bùi của đậu xanh và mùi thơm đặc trưng của tiêu, hành. Bên ngoài bánh được gói bằng 2 - 3 lớp lá dong đã được tuyển chọn, rửa sạch và buộc chặt bằng 4 hoặc 6 sợi lạt dang.
Bánh chưng có hình vuông đều các cạnh, mỗi cạnh thường trên 20cm và độ dày từ 5 - 6 cm (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tìm hiểu cách gói bánh chưng nhân đậu thịt truyền thống: Ý nghĩa tục gói bánh chưng ngày Tết và cách gói bánh ngon, xanh mướt
Các loại bánh chưng trong ngày Tết
Ngày nay, cách làm bánh chưng ngày càng trở nên phong phú đa dạng, sử dụng các loại nếp khác nhau với vị mặn hoặc ngọt. Điều này giúp làm giàu thêm bản sắc văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
Bánh chưng truyền thống
Từ xưa đến nay, bánh chưng truyền thống đã được biết đến với hương vị quen thuộc đặc trưng. Phần gạo nếp dẻo, thơm ngon quyện cùng vị béo ngậy của thịt ba rọi thêm chút bùi bùi từ đậu xanh. Nhiều người còn biến tấu bánh chưng Tết truyền thống bằng cách cho thêm trứng muối hoặc trứng cút để tăng thêm hương vị.
Bánh chưng truyền thống (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm những món ngon ngày Tết không thể thiếu:
- Top món ăn ngày Tết cổ truyền ngon trong mâm cơm của người Việt
- Gợi ý 15 món ăn vặt ngày Tết thơm ngon, dễ làm
- Tổng hợp 20+ Loại mứt Tết ngon cho ngày xuân thêm “ngọt ngào”
Bánh chưng chay
Nếu bạn cảm thấy bánh chưng truyền thống nhân thịt đã quá quen thuộc và đem lại nhiều Calo thì loại bánh chưng chay sẽ là một trải nghiệm thú vị. Loại bánh này được sinh ra để phục vụ nhu cầu của những người ăn kiêng hoặc ăn chay. Về cơ bản, bánh chưng chay cũng giống như bánh truyền thống nhưng phần nhân được thay thế bởi các nguyên liệu khác như dừa, mè, đậu xanh, nấm, hạt sen,... tùy sở thích riêng.
Bánh chưng chay (Nguồn: Sưu tầm)
Bánh chưng gấc
Bánh chưng gấc với màu đỏ tươi tự nhiên, tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng trong năm mới. Cách làm loại bánh này cũng giống như bánh chưng xanh truyền thống, chỉ là sử dụng thêm màu đỏ của gấc trộn với nếp trước khi gói. Phần nhân bánh vẫn là đậu xanh nhưng trộn thêm đường, vẫn có thịt lợn nhưng nạc nhiều hơn mỡ. Sự kết hợp hoàn hảo giữa những hạt nếp chắc dẻo cùng gấc đỏ ngọt ngào và nhân ngọt bùi, chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú ngay lần đầu thưởng thức.
Bánh chưng gấc (Nguồn: Sưu tầm)
Bánh chưng cẩm (bánh chưng đen)
Bánh chưng cẩm hay còn gọi là bánh chưng đen, là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng tổ tiên của người Tày ở vùng núi Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Điểm đặc biệt của loại bánh này đó là lớp vỏ ngoài có màu đen, thường được làm từ than hoa hoặc tro cây trong rừng. Bánh chưng đen ngon nhất là khi mang đi nướng trên than hồng cho cháy lớp lớp lá ngoài. Mùi thơm của gạo nếp hòa quyện cùng thịt lợn mỡ, đậu xanh vào thảo quả, tạo nên hương vị độc đáo, ngon khó cưỡng.
>> Khám phá thêm những món ăn trên mâm cổ của 3 miền dịp Tết:
- Tổng hợp các món ăn ngày Tết miền Bắc đặc trưng, dễ làm
- Top 12 món ăn ngày Tết miền Nam ngon, nhất định phải thử
- 15 món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết ở miền Trung
Bánh chưng đen (Nguồn: Sưu tầm)
Bánh chưng gạo lứt nếp đỏ
Với những người có sở thích với các món ăn từ gạo lứt thì không thể nào bỏ qua bánh chưng nếp đỏ. Phần vỏ bánh mang màu sắc và hương vị đặc trưng của gao lứt và nếp đỏ thêm chút hương vị từ các nguyên liệu như thịt ba rọi, nấm đông cô, nấm tuyết, hạt sen,... vừa bùi vừa béo rất lạ miệng. Bánh chưng gạo lứt nếp đỏ có thể làm bạn ngây ngất khi thưởng thức miếng đầu tiên đấy.
Bánh chưng gạo lứt nếp đỏ (Nguồn: Sưu tầm)
Với nhịp sống hiện đại ngày nay, bánh chưng Tết vẫn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống của các gia đình Việt Nam. Dù trải qua vài ngàn năm, chiếc bánh chưng vẫn dùng lá dong để gói gạo nếp, nhân đỗ xanh và thịt lợn rồi lấy lạt mềm buộc chặt. Chính vì thế, phong tục làm bánh chưng ngày Tết đã trở thành nét đẹp ẩm thực tinh túy trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt mỗi dịp năm mới gõ cửa.
>> Tìm hiểu những ngày lễ truyền thống khác: