6 Cách nấu lẩu cua đồng thơm ngon ngọt nước, chuẩn vị, dễ làm tại nhà
Nếu bạn và gia đình đang tìm kiếm một món ăn vừa đậm đà, vừa dân dã, hãy để lẩu cua đồng chinh phục vị giác của bạn. Không chỉ là món ăn ngon miệng, lẩu cua đồng còn là sự hòa quyện của nhiều nguyên liệu tươi ngon, mang đến hương vị đặc trưng ngọt thanh không thể lẫn vào đâu được. Đừng chờ đợi nữa, hãy cùng AEONESHOP khám phá ngay cách nấu lẩu cua đồng tại nhà dễ dàng, đơn giản mà vẫn đảm bảo chuẩn vị nhà hàng thông qua bài viết sau đây!
>> Tham khảo thêm các công thức nấu lẩu thơm ngon khác:
Nguyên liệu để nấu lẩu cua đồng
Trước khi khám phá chi tiết từng bước nấu lẩu cua đồng, điều quan trọng không thể thiếu đó chính là lựa chọn nguyên liệu. Nguyên liệu đầy đủ, tươi ngon sẽ quyết định đến 90% hương vị của món ăn. Do đó, chúng ta không nên “coi nhẹ” bước lựa chọn này. Dưới đây là danh sách những nguyên liệu cần thiết để nấu lẩu cua đồng mà bạn có thể tham khảo:
-
Cua đồng: 1 kg
-
Xương ống: 500 gram
-
Thịt bò: 200 gram
-
Đậu hũ: 3 miếng
-
Bún tươi: 1 kg
-
Rau ăn kèm: 200 gram (Mồng tơi/mướp/rau chuối bào/rau muống bào)
-
Sả: 2 cây
-
Hành tím: 5 củ
-
Tỏi băm: 1 muỗng canh
-
Cà chua: 3 quả
-
Gia vị nêm nếm thêm như muối, đường, nước mắm, tiêu, hạt nêm,..
-
Dầu ăn: 2 muỗng
Chuẩn bị nguyên liệu đủ để có nồi lẩu thơm ngon tròn vị (Nguồn: Sưu tầm)
Để tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng nguyên liệu, bạn có thể lựa chọn mua sắm trực tuyến tại AEONESHOP. Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy đầy đủ các nguyên liệu tươi ngon cho món lẩu cua đồng. Đừng lo lắng về chất lượng nguyên liệu, AEONESHOP cam kết cung cấp sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang đến cho khách hàng trải nghiệm hài lòng và thuận tiện khi mua sắm tại đây.
Chính vì vậy, chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể đặt hàng và nhận ngay nguyên liệu tươi ngon tại nhà, sẵn sàng cho bữa tiệc lẩu cua đồng hấp dẫn!
Cách nấu lẩu cua đồng thập cẩm thơm ngon
Lẩu cua đồng không phải là món ăn quá phức tạp để thực hiện. Tuy nhiên, món ăn này cũng không đơn giản nếu bạn không áp dụng đúng công thức. Sau đây sẽ là cách làm lẩu cua đồng chi tiết mà bạn có thể tham khảo để bắt tay chuẩn bị một bữa ăn làm say lòng người!
1. Sơ chế các loại nguyên liệu
Sơ chế nguyên liệu luôn là bước đầu tiên và là bước quan trọng nhất để đảm bảo món lẩu cua đồng hấp dẫn. Với phần sơ chế này, bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Sơ chế các gia vị cho nước dùng
-
Rửa sạch 3 quả cà chua, cắt hai trái thành hạt lựu để thêm vào nước lẩu, mang lại màu sắc và vị chua nhẹ. Trái còn lại thái thành múi cau bỏ vào sau tạo sự đẹp mắt cho nước dùng.
-
Rửa sạch hành lá, thái nhỏ, để riêng với mục đích nêm nếm và trang trí món ăn.
-
Bóc vỏ 3 củ hành tím, thái lát mỏng để tạo hương thơm cho nước lẩu.
-
Bóc vỏ và đập dập 3-4 củ hành tím khác để xào cùng cua khi nấu nước dùng.
-
Sả sau khi rửa sạch, cắt khúc khoảng 5 cm, đập dập để dậy mùi nước dùng.
Bước 2: Làm sạch rau sống
-
Nhặt bỏ lá rau sống úa, hư.
-
Rửa sạch rau, ngâm trong nước muối khoảng 5-10 phút để loại bỏ vi khuẩn và côn trùng.
-
Rửa lại nhiều lần cho đến khi nước trong hẳn, vớt ra và để ráo
Rửa sạch rau sống trước khi ăn rất quan trọng (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 3: Sơ chế đậu hũ
-
Cắt đậu hũ thành những miếng vuông nhỏ.
-
Chiên đậu hũ trong dầu đủ nóng cho đến khi miếng đậu hũ có màu vàng đều, giòn bên ngoài và mềm bên trong.
Bước 4: Chuẩn bị xương ống
-
Phần xương ống đem rửa sơ qua với nước loại bỏ máu có bám rồi chặt thành từng khúc vừa ăn
-
Chà xát xương với muối để loại bỏ mùi hôi, sau đó rửa sạch lại với nước.
-
Chần xương qua nước sôi để xương sạch và bớt mùi tanh.
Bước 7: Ướp thịt bò
-
Rửa sạch thịt bò, có thể chần qua nước sôi để khử mùi hôi.
-
Thái thịt bò thành lát mỏng, sau đó ướp với tỏi băm, gừng băm, hạt nêm, đường, bột ngọt, dầu ăn, hành phi và tỏi phi trong khoảng 20 phút để thịt ngấm đều các loại gia vị.
Với các bước sơ chế nguyên liệu đã được chuẩn bị tỉ mỉ và cẩn thận, chúng ta sẽ tiếp tục bước tiếp theo để hoàn thiện nồi lẩu cua đồng đúng điệu.
Ướp thịt bò với gia vị đơn giản để giữ độ ngọt tự nhiên khi nấu lẩu cua đồng (Nguồn: Sưu tầm)
2. Làm gạch cua và nấu nước dùng
Đối với bước này, ta cũng chia ra làm 2 bước nhỏ để thực hiện dễ dàng hơn:
Làm gạch cua:
-
Bước 1: Đặt cua đồng vào thau nước, thêm vài muỗng cà phê muối. Xóc nhẹ để loại bỏ chất bẩn và cặn bẩn bám trên thân cua.
-
Bước 2: Lật phần yếm cua và sử dụng dao nhọn đâm vào điểm lõm dưới bụng cho đến khi chân và càng cua duỗi thẳng. Tách mai cua và gạch cua, sử dụng muỗng sạch để gỡ gạch cua vào một chén riêng.
-
Bước 3: Thịt cua còn lại sau khi tách gạch, bạn rửa sạch với nước sau đó ngâm thịt cua trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại. Tiếp theo giã hoặc xay nhuyễn thịt cua để chuẩn bị cho việc nấu nước dùng.
Làm sạch cua để nấu nước dùng (Nguồn: Sưu tầm)
Nấu nước dùng lẩu:
-
Bước 1: Đầu tiên, cho phần xương ống đã rửa sạch cùng với 3-4 củ hành tím đập dập vào nồi, cho thêm khoảng 2 lít nước và ninh trong khoảng 30 phút. Sau đó, bạn hãy vớt xương và hành tím ra để lấy nước dùng làm nền cho lẩu.
-
Bước 2: Phi hành tím đã thái mỏng trên chảo dầu đã nấu cho đến khi nghe được mùi thơm, sau đó vớt ra. Chúng ta sẽ cho cà chua vào chảo ở bước tiếp theo, xào cùng 1 muỗng canh nước mắm và đảo đều.
-
Bước 3: Bạn hãy cho gạch cua đã sơ chế vào chảo, đảo đều trong khoảng 2-3 phút cho đến khi gạch cua tan đều. Tắt bếp sau khi gạch cua đã hoà quyện với cà chua.
-
Bước 4: Đổ hết tinh chất cua đã xay nhuyễn cùng với nước ninh xương vào nồi nước dùng. Tiếp tục đun sôi nước dùng ở lửa vừa, sau khi sôi thì vớt bọt và thịt cua ra để riêng. Thêm hành lá đã sơ chế vào nước dùng.
-
Bước 5: Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, sau đó tắt bếp và múc nước dùng ra nồi lẩu.
Nấu nước lẩu cua đồng ngọt thanh từ xương và cua đồng (Nguồn: Sưu tầm)
>> Xem thêm một số công thức nấu ăn khác:
- 13 món ngon chế biến từ cá hồi đậm đà, dễ làm
- Cách làm bún chả Hà Nội ngon, đậm đà chuẩn vị Hà Thành
- Cách nấu bún bò Huế ngon, chuẩn vị dễ làm tại nhà
3. Trang trí lẩu
Để tạo nên sự hấp dẫn cho món lẩu cua đồng, dưới đây là gợi ý cách trang trí đẹp mắt dành cho bạn:
Chuẩn bị nguyên liệu trang trí
-
Ngò rí, húng quế, rau muống, và các loại rau khác tùy thích.
-
Cắt lát chanh, ớt tươi để tăng thêm màu sắc và hương vị.
-
Một ít tiêu xay và nước mắm để rắc lên mặt lẩu.
Cách trang trí
-
Đặt nồi lẩu ở giữa bàn, xung quanh là các bát nhỏ đựng rau sống và gia vị.
-
Sắp xếp rau xanh tươi mát xung quanh nồi lẩu để tạo sự hài hòa về màu sắc.
-
Đặt chén nước mắm và tiêu xay ở những vị trí dễ lấy để mọi người có thể thưởng thức dễ dàng.
Trang trí lẩu cua đồng đẹp mắt, hấp dẫn với các loại đồ nhúng đi kèm (Nguồn: Sưu tầm)
4. Thưởng thức thành phẩm
Sau khi hoàn thành công đoạn nấu nướng và trang trí để cho ra thành phẩm, giờ là lúc bạn cùng gia đình tận hưởng thành quả tuyệt vời của mình. Hãy đảm bảo rằng bàn ăn đã được bày biện tươm tất với đầy đủ bát đĩa, thìa đũa và khăn giấy. Để tăng thêm phần trọn vẹn, đừng quên chuẩn bị thêm một vài loại đồ uống như trà hay nước ngọt giúp cân bằng hương vị và tạo cảm giác thoải mái cho mọi người.
Thời điểm lý tưởng để bắt đầu thưởng thức lẩu cua đồng là khi nước lẩu sôi sùng sục, tỏa hương thơm nức mũi. Lúc này, bạn có thể nhẹ nhàng thả các nguyên liệu tươi ngon như thịt cua ngọt mềm, thịt bò, đậu hủ, rau xanh mướt vào nồi. Mỗi người tự do lựa chọn nguyên liệu yêu thích, nhúng vào nước dùng đậm đà cho đến khi chín tới. Đừng quên chuẩn bị thêm chút nước mắm nguyên chất hoặc tiêu xay để chấm kèm, giúp tăng thêm hương vị đậm đà và kích thích vị giác.
Thưởng thức lẩu cua đồng không chỉ đơn thuần là ăn uống, mà còn là trải nghiệm ấm áp, gắn kết tình cảm giữa các thành viên. Hương vị thơm ngon của lẩu cua đồng chắc chắn sẽ giúp bạn tạo nên được những kỉ niệm đáng nhớ bên gia đình và bạn bè yêu thương.
Tham khảo thêm các công thức nấu lẩu khác:
>> Bạn có thể làm thêm sữa chua để ăn tráng miệng sau khi thưởng thức món lẩu cua đồng thơm ngon: 2 cách làm sữa chua ngon, sánh mịn tại nhà bằng sữa đặc và sữa tươi
Cách nấu lẩu cua đồng miền Tây
Lẩu cua đồng mang hương vị đặc trưng của miền Tây sông nước nổi bật với nước dùng ngọt thanh từ cua tự nhiên. Để làm món ăn dân dã, thân quen của người miền Tây này, bạn cần chuẩn bị các bước sau đây.
Nguyên liệu để làm lẩu cua đồng miền Tây
- Cua đồng xay nhuyễn: 500g
- Cua lột: 3 con
- Cà chua: 6 trái
- Sả cây: 5 nhánh
- Hành tím, tỏi, ớt băm
- Rau nhúng lẩu (tùy chọn): mướp, bông bí, mồng tơi,...
- Một số gia vị: dầu ăn, bột ngọt, nước mắm, đường,...
- Bún, mì tùy số lượng người ăn.
Cách nấu lẩu cua đồng miền Tây
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bước đầu tiên, bạn hòa 1,5 - 2 lít nước với phần cua đồng đã xay nhuyễn, khuấy đều tay rồi lọc lấy phần thịt, bỏ bã. Có thể lọc 2 lần để đảm bảo loại bỏ sạch phần vỏ cua cứng.
- Làm sạch cua lột, tách mai để riêng gạch cua, sau đó cắt cua làm đôi.
- Sả rửa sạch, đập dập rồi cắt từng khúc.
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu cua đồng miền Tây (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 2: Nấu nước dùng
Đun nồi nước cua đã lọc trên lửa vừa, thêm một thìa canh muối để thịt cua liên kết lại với nhau. Khi thấy thịt cua đã tạo thành tảng và nổi lên trên mặt nước, bạn giảm nhỏ lửa rồi cho sả đập dập vào.
Nấu nước dùng cua (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 3: Xào cua và chế biến nước lẩu
- Làm nóng hai muỗng dầu ăn trong chảo, phi thơm hành tím, tỏi và ớt băm.
- Thêm cà chua vào xào, nêm thêm 1/2 thìa canh đường và 1 thìa canh muối, đảo đều đến khi cà chua chín mềm và có màu đẹp mắt, sau đó cho vào nồi nước dùng.
- Dùng lại chảo vừa xào, phi thơm hành và tỏi băm, cho gạch cua vào xào đến khi có màu hấp dẫn.
- Tiếp tục cho cua lột đã cắt vào xào sơ trên lửa lớn, sau đó trút hết vào nồi nước dùng.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, vớt bỏ sả ra khỏi nồi. Đun thêm vài phút cho cua chín hẳn rồi tắt bếp là món ăn hoàn thiện.
Các bước chế biến nước dùng lẩu cua đồng miền Tây (Nguồn: Sưu tầm)
Bày biện và thưởng thức
Món lẩu cua đồng thơm ngon, đậm đà hương vị miền Tây, kết hợp cùng các loại rau và nấm tươi, chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi thực khách. Đây là món lẩu nóng hổi tuyệt vời để chiêu đãi bạn bè hoặc người thân, đặc biệt trong những ngày mùa đông lạnh giá đấy.
Lẩu cua đồng miền Tây (Nguồn: Sưu tầm)
Cách nấu lẩu cua đồng miền Nam
Bên cạnh vị ngọt từ cua đồng, lẩu cua đồng miền Nam còn kết hợp thêm với các loại hải sản tươi, vì vậy nước lẩu càng thêm đậm đà, hấp dẫn. Cách nấu lẩu cua đồng chuẩn vị miền Nam cũng khá đơn giản với các bước sau.
Nguyên liệu để làm lẩu cua đồng miền Nam
- 1kg cua đồng xay sẵn
- 200g cá thác lác
- 200g tôm sú tươi
- 200g mực nang
- 300g nghêu
- 3 quả cà chua
- 1kg bún sợi nhỏ ăn kèm
- Hành tím, tỏi, ớt, rau mồng tơi, rau dền, nấm rơm…
- Gia vị: muối, bột nêm, nước mắm, đường, tiêu
Cách nấu lẩu cua đồng miền Nam
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Trộn cua đồng xay với một chút muối, thêm khoảng 1,5 lít nước ấm vào khuấy đều rồi lọc qua rây để lấy nước cốt. Lặp lại thao tác này khoảng ba lần để thu được nước cua đậm đặc và loại bỏ sạch xác cua.
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
- Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn.
- Ướp cá thác lác với 1/2 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh bột nêm, 1 muỗng tiêu xay, sau đó dùng muỗng phết đều đến khi cá nhuyễn và thấm gia vị.
- Tôm cắt râu, rửa sạch, bỏ chỉ đen.
- Mực làm sạch, khứa vài đường trên thân, cắt thành miếng vừa ăn.
- Nghêu rửa sạch, ngâm trong nước vo gạo với vài lát ớt trong khoảng 2 tiếng để loại bỏ cát.
- Rau mồng tơi, rau dền, nấm rửa sạch và để ráo nước.
Sơ chế các loại nguyên liệu nấu lẩu cua đồng miền Nam (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 2: Nấu nước dùng lẩu
- Làm nóng chảo với một chút dầu ăn, phi thơm hành tím và tỏi băm, sau đó cho cà chua vào xào đến khi mềm và lên màu đỏ đẹp mắt.
- Đun sôi phần nước cua đã lọc, nêm 1 thìa canh muối, 1 thìa canh bột nêm và nước 1 thìa nước mắm. Khi nước sôi và gạch cua nổi lên, tiếp tục thêm phần cà chua đã xào vào nồi, tiếp tục đun khoảng 20 phút để nước lẩu thấm vị. Nêm nếm lại lần nữa theo ý rồi tắt bếp.
Nấu nước lẩu cua đồng miền Nam (Nguồn: Sưu tầm)
Bày biện và thưởng thức
Khi thưởng thức, bạn bày kèm cùng các loại rau và bún ăn kèm. Bạn có thể chấm nguyên liệu với chén nước mắm ớt cay để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Lẩu cua đồng miền Nam hòa quyện giữa vị ngọt tự nhiên của cua đồng và hải sản, nước dùng thanh đậm, là món ăn lý tưởng cho những bữa tiệc ấm cúng cùng gia đình hoặc bạn bè.
Lẩu cua đồng miền Nam (Nguồn: Sưu tầm)
Cách nấu lẩu cua đồng miền Bắc
Khác với lấy vị ngọt từ hải sản như lẩu cua đồng miền Nam, lẩu cua đồng miền Bắc lại có sự kết hợp vô cùng đặc biệt không thể lẫn đi đâu giữa cua đồng, thịt bò dai ngọt và trứng vịt lộn béo ngậy. Tất cả hòa quyện tạo ra món ăn vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Nguyên liệu để làm lẩu cua đồng miền Bắc
- Cua đồng: 500g
- Thịt bò: 200g
- Cà chua: 4 quả
- Trứng vịt lộn: 5 quả, có thể tăng tùy khẩu phần ăn
- 2 miếng đậu hũ.
- Hành tím
- Rau ăn kèm: bắp chuối bào, giá sống, rau muống, rau mồng tơi...
- Gia vị thông dụng: muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, mắm nêm…
Cách nấu lẩu cua đồng miền Bắc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, bạn ngâm cua đồng trong nước sạch khoảng 2 giờ để loại bỏ bùn đất. Rửa sạch từng con, tách mai lấy gạch cua để riêng. Thịt cua xay nhuyễn cùng 1,5 lít nước, sau đó lọc qua rây để lấy nước cốt.
- Cà chua rửa sạch, cắt múi cau.
- Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.
- Sả đập dập, cắt khúc ngắn.
- Đậu hũ rửa sạch, để ráo.
Các bước lọc cua đồng (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 2: Xào gạch cua và cà chua, chiên đậu hũ
- Cho dầu vào chảo, phi thơm hành tím rồi cho cà chua vào xào mềm. Nêm chút đường và hạt nêm, đảo đều cho cà chua lên màu đẹp, rồi trút ra bát.
- Dùng lại chảo, thêm dầu ăn, cho gạch cua vào xào nhanh tay đến khi dậy mùi thơm.
- Đậu hũ cắt miếng vừa ăn, chiên ngập dầu để vàng đều các mặt rồi gắp để ra đĩa cho ráo dầu.
Sơ chế các nguyên liệu khác nấu lẩu cua đồng miền Bắc (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 3: Nấu nước dùng lẩu
- Đun sôi nước lọc cua với lửa nhỏ, nêm muối, bột ngọt và nước mắm. Khi gạch cua nổi lên, vớt nhẹ ra để tránh làm vỡ.
- Tiếp theo, thêm sả đập dập, cà chua xào và một chút giấm vào nồi nước dùng. Khuấy nhẹ và tiếp tục nấu sôi.
- Cuối cùng cho gạch cua đã xào cùng đậu hũ chiên vào nồi lẩu, đun thêm vài phút là hoàn tất.
Nấu nước dùng lẩu cua đồng chuẩn vị miền Bắc (Nguồn: Sưu tầm)
Bày biện và thưởng thức
Đặt nồi lẩu lên bếp nhỏ, đun liu riu. Khi ăn, nhúng thịt bò thái mỏng, trứng vịt lộn và các loại rau vào nước lẩu. Ngoài ra, món này sẽ rất phù hợp nếu bạn có thể ăn kèm với bánh đa đỏ – một đặc sản nổi tiếng của miền Bắc.
Lẩu cua đồng miền Bắc (Nguồn: Sưu tầm)
Cách nấu lẩu cua đồng hải sản
Lẩu cua đồng hải sản là sự kết hợp tuyệt vời giữa vị ngọt thanh của cua đồng và vị tươi ngon từ các loại hải sản. Cùng vào bếp trổ tài chiêu đãi người thân, bạn bè với công thức đơn giản sau.
Nguyên liệu để làm lẩu cua đồng hải sản
- Cua đồng xay: 500g
- Xương ống heo: 500g
- Mực ống: 400g
- Tôm sú, nghêu: 300g mỗi loại
- Đậu hũ: 4 miếng
- Thanh cua: 100g
- Ghẹ: 2 con
- Cà chua: 200g
- Khế chua: 200g
- Gừng: 20g
- Sả: 2 nhánh
- Hành tím, tỏi băm: 20g
- Hành lá: 2 cây
- Rau ăn kèm: mồng tơi, mướp hương, bông bí,…
- Gia vị nêm nếm
Cách nấu lẩu cua đồng hải sản
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Hòa cua đồng xay vào 2 lít nước sạch, khuấy đều và lọc qua rây để lấy nước cốt. Lặp lại 2-3 lần để lấy hết phần tinh chất từ cua.
- Rửa sạch các loại hải sản: cắt mực thành miếng 3cm, tôm cắt bỏ đầu và bỏ chỉ lưng, ghẹ rửa sạch, tách mai và thân. Thanh cua cắt đôi theo chiều dọc.
- Khế chua cắt lát mỏng, cà chua bổ múi cau, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Sả đập dập, gừng thái lát.
Sau khi lọc cua tương tự các công thức như trên, tiến hành sơ chế một số nguyên liệu khác (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 2: Hầm xương lấy nước dùng
Xương ống heo mua về bạn rửa sạch và nên chần qua nước sôi khoảng 5 phút để loại bỏ mùi hôi, sau đó ngâm vào nước đá để xương sạch và thơm hơn. Tiếp theo đun 5 lít nước với xương ống trong khoảng 2 tiếng để lấy nước dùng ngọt.
Hầm xương làm nước dùng nấu lẩu thêm thanh ngọt (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 2: Nấu nước lẩu
- Tiến hành chần sơ hải sản bằng cách đun sôi nước với vài lát gừng, cho lần lượt từng loại hải sản vào chần khoảng 30 giây-1 phút, sau đó ngâm vào nước đá để giữ độ giòn.
- Tiếp theo phi thơm hành tím và gừng băm với dầu ăn, cho cà chua, khế chua, sả vào xào sơ để dậy mùi thơm.
- Xào gạch cua với hành tím và tỏi băm cho đến khi dậy mùi thơm đặc trưng
- Cho nước lọc cua vào nồi nước dùng xương, đun sôi. Khi thấy gạch cua nổi lên, nhẹ nhàng vớt riêu cua ra để tránh bị vỡ.
- Thêm cà chua, khế xào và nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng, cho toàn bộ hải sản vào, đun thêm 2 phút rồi tắt bếp.
Các bước nấu nước lẩu cua đồng hải sản (Nguồn: Sưu tầm)
Bày biện và thưởng thức
Cho nước lẩu vào nồi chuyên dụng, đặt lên bếp nhỏ. Thêm riêu cua và đậu hũ vào nồi.
Khi nước lẩu sôi, bạn nhanh tay nhúng rau và hải sản vừa chín tới, thưởng thức cùng bún tươi.
Nước lẩu cua đồng hải sản có vị ngọt tự nhiên từ cua và hải sản, thêm chút chua thanh từ khế, tạo nên hương vị hài hòa, hấp dẫn. Món ăn sẽ mang lại bữa tiệc ấm cúng và ngon miệng cho cả gia đình.
Lẩu cua đồng hải sản (Nguồn: Sưu tầm)
Cách nấu lẩu cua đồng mồng tơi
Rau mồng tơi có thể kết hợp với cua đồng cho ra món canh thanh mát ngày hè thì vào những ngày trời se lạnh, lẩu cua đồng mồng tơi cũng là lựa chọn hoàn hảo xua tan cái lạnh. Cùng vào bếp thực hiện món lẩu nóng hổi, ăn là mê này bạn nhé.
Nguyên liệu để làm lẩu cua đồng mồng tơi
- Cua xay: 500g
- Nấm rơm: 300g
- Chả cá: 200g
- Đậu hũ: 2 miếng
- Cà chua: 3 quả
- Trứng vịt lộn: 3 quả
- Hành củ: 5-6 củ
- Hành lá: 3-4 cây
- Rau ăn kèm: Mồng tơi, hoa bí đỏ, mướp…
- Gia vị: Muối, dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt…
Cách nấu lẩu cua đồng mồng tơi
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Lọc cua xay qua rây để lấy phần nước cốt, thêm 1/2 muỗng cà phê muối, khuấy đều, rồi tiếp tục lược qua rây cho đến khi bã cua chuyển sang màu trắng và nước trong. Để yên cho phần nước cua lắng lại.
- Rửa sạch nấm rơm, chẻ đôi và ngâm trong thau nước muối pha loãng.
- Ướp chả cá với hành phi, hành lá thái nhỏ và 1 muỗng dầu ăn để tăng độ thơm ngon.
- Cà chua rửa sạch, bổ làm đôi.
- Phi thơm hành củ băm nhỏ với dầu ăn. Tiếp theo bạn thêm nửa phần cà chua vào xào mềm, nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm để tăng vị ngọt.
Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu cua đồng mồng tơi (Nguồn: Sưu tầm)
Bước 3: Nấu nước dùng lẩu
- Đun sôi nước cua trên lửa nhỏ, khuấy nhẹ tay để phần gạch cua kết tủa và nổi lên mặt. Nhẹ nhàng vớt phần gạch cua ra để riêng.
- Tiếp tục thêm cà chua xào, từng thìa nhỏ chả cá vào nồi nước dùng. Nêm 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt và 1/2 muỗng cà phê hạt nêm (điều chỉnh lại theo khẩu vị).
- Cuối cùng, cho nấm rơm, đậu hũ cắt miếng, và phần cà chua còn lại vào, đun sôi nhẹ là hoàn thành.
Nấu nước lẩu cua đồng mồng tơi (Nguồn: Sưu tầm)
Bày biện và thưởng thức
Bày ra mâm và giữ nấu trên bếp chuyên dụng để giữ độ nóng. Khi dùng, thêm trứng vịt lộn, gạch cua đã vớt riêng, và rau ăn kèm như mồng tơi, hoa bí đỏ, hoặc mướp. Món lẩu sẽ ngon hơn khi ăn kèm với bún tươi hoặc bánh đa, chấm kèm mắm ớt cay bạn nhé.
Lẩu cua đồng mồng tơi (Nguồn: Sưu tầm)
Giá trị dinh dưỡng của món lẩu cua đồng
Món lẩu cua đồng không những sở hữu hương vị thơm ngon, ấn tượng mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng đáng kể. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, trong 100g cua đồng, không tính phần mai và yếm có chứa đến 74.4g nước, 12.3g protein, 3.3g lipid, 2g glucid và chỉ 8.9g calo. Bên cạnh đó, cua đồng còn giàu vitamin B1, B2, PP, photpho, muối khoáng, sắt,... tạo nên giá trị dinh dưỡng đáng kể.
Chính vì vậy, đây là nguyên liệu thường xuyên được tận dụng để nấu ăn hoặc được sử dụng như một vị thuốc trị liệu. Nhờ vào các thành phần dinh dưỡng dồi dào, cua đồng rất có ích trong việc điều trị chứng còi xương ở trẻ em và phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi.
Hơn thế nữa, cua đồng cũng là loại nguyên liệu mang đến khả năng cải thiện tâm trạng, giúp giải quyết các vấn đề như bồn chồn, biếng ăn hay mất ngủ ở mọi người hiệu quả. Nhìn chung, cua đồng nói riêng hay lẩu cua đồng nói chung không chỉ là một món ăn ngon miệng mà còn là nguồn thực phẩm với nhiều lợi ích sức khỏe to lớn dành cho chúng ta.
Cua đồng có giá trị dinh dưỡng cao (Nguồn: Sưu tầm)
Bí kíp chọn mua cua đồng cho món lẩu thơm ngon, chuẩn vị
Chọn mua cua đồng ngon là phương pháp đơn giản nhất giúp cho ra một nồi lẩu cua đồng thơm ngon, chuẩn vị. AEONESHOP sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo nhỏ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn cua thông qua một vài mẹo sau đây:
-
Khi mua cua, bạn nên nhẹ nhàng tách yếm cua để xem màu gạch. Cua đồng tự nhiên có gạch màu vàng, càng nhỏ, vỏ bóng. Khi nấu lên thịt sẽ chắc, dai và ngọt. Ngược lại, cua nuôi công nghiệp thường có gạch màu đen xanh, càng lớn, nếu dùng tay gõ sẽ nghe tiếng kêu, thịt mềm và có vị mặn.
-
Nếu bạn muốn cua có nhiều gạch, hãy chọn cua cái bởi cua cái có yếm lớn hơn cua đực. Ngược lại, nếu thích cua nhiều thịt thì bạn có thể chọn cua đực.
Đồng thời, trong quá trình chế biến lẩu cua đồng, để dễ dàng xé thịt cua, bạn nên cho cua vào nước đá lạnh. Khi gặp lạnh, cua sẽ nằm yên, giúp việc tách thịt trở nên đơn giản hơn. Tiếp theo, khi xay hoặc giã cua, hãy sử dụng cả mai cua để quết, điều này sẽ làm nước dùng thêm phần đậm đà. Thêm một chút muối vào cua khi giã sẽ giúp thịt dẻo và món ăn hấp dẫn hơn.
Một số lưu ý về lẩu cua đồng
Cần lưu ý rằng lẩu cua đồng chứa nhiều dinh dưỡng nhưng có thể gây hại nếu bạn chế biến không đúng cách. Ăn cua đồng sống hoặc chưa chín sẽ là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như sán lá phổi,... vì vậy việc nấu lẩu cua đồng đúng cách rất quan trọng.
Ngoài ra, có một số trường hợp được bác sĩ khuyên rằng không được phép ăn cua đồng vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến tình trạng sức khỏe của bản thân, cụ thể:
-
Người có vấn đề về tiêu hóa dễ bị tiêu chảy.
-
Người có tiền sử cao huyết áp hoặc gặp vấn đề liên quan đến tim mạch.
-
Người bị hen suyễn, cảm cúm.
-
Phụ nữ mang thai.
-
Người mới khỏi bệnh.
Thông qua những hướng dẫn về cách nấu lẩu cua đồng trên, AEONESHOP hy vọng rằng bạn có thể tự tin chuẩn bị và thưởng thức món lẩu cua đồng thơm ngon, đúng điệu ngay tại nhà. Đừng quên khám phá thêm nhiều công thức nấu ăn hấp dẫn khác cùng AEONESHOP tại những bài viết mới nhất bạn nhé!
>> Tham khảo thêm:
Khám phá thêm về AEONESHOP