You are using an outdated browser. Please upgrade your browser to improve your experience.
Aeon PointsinvitesFilterCloseBold Chevron DownBold Chevron UpTruckShopList Bulleticon-double-arrow-rightQuestion MarkBoxed BoxUp Arrowfacebooktwitterlinkedingoogle logoAdd to FavoritesIs a Favoriteicon-shopping-listicon-cautionicon-check-filledicon-check-markicon-checkicon-blogCheckmark BlockCheckmark Block Filledicon-arrow-down-filledicon-prop-65InfoLockclose-circle-filledclose-circleboxed-halloween-navigation-iconFacebookFacebookInstagramTwitterXLinkedInPrinterScissorsSharecopy-linktwitter-in-circlefacebook-in-circlemail-in-circledownloadBox Iconicon-shopping-bagaddicon-apple
AEONESHOP là Trang thương mại điện tử chính thức của AEON Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1800 888 699 hoặc...
Hiện tại, khi mua hàng online trên website aeoneshop.com, Quý khách chưa được áp dụng chương trình tích điểm thành viên....

4 cách nấu lẩu bò ngon, thơm "nức mũi", đơn giản tại nhà

Cách nấu lẩu bò thơm ngon

Vào những ngày tiết trời se lạnh hay mưa rơi rả rích, không gì tuyệt vời hơn khi cùng gia đình, bạn bè thưởng thức một nồi lẩu bò nóng hổi, thơm ngon và bổ dưỡng. Nồi lẩu chất lượng xếp bên cạnh là những đĩa thịt bò tươi ngon và rau xanh đẹp mắt, chắc hẳn sẽ kích thích vị giác của thực khách. Hãy cùng AEONESHOP vào bếp ngay với các công thức nấu lẩu bò chuẩn vị, ngon mê ly để chiêu đãi mọi người nhé!

>> Tham khảo thêm các món ngon từ thịt bò:

MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Cách nấu lẩu bò thập cẩm ngon, đơn giản

2. Cách nấu lẩu gân bò

3. Cách làm lẩu đuôi bò

4. Cách nấu lẩu bò nhúng giấm chua ngọt

5. Cách nấu lẩu bò khoai môn

Cách nấu lẩu bò thập cẩm ngon, đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để nấu được một nồi lẩu bò ngon, đầu tiên cần phải chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu và gia vị. Sau đây là những nguyên liệu cơ bản để nấu phần lẩu bò thập cẩm cho 4 - 5 người ăn mà bạn có thể tham khảo:

Nguyên liệu nấu lẩu bò thập cẩm

Nguyên liệu nấu lẩu bò thơm ngon, hấp dẫn (Nguồn: Sưu tầm)

Bí kíp chọn thịt bò tươi ngon cho món lẩu bò thêm hấp dẫn

Lựa chọn nguyên liệu là một trong những công đoạn quan trọng quyết định thành công của món lẩu thịt bò thập cẩm. Mách nhỏ bạn một số mẹo chọn nguyên liệu tươi ngon:

  • Thịt bò tươi ngon sẽ có màu đỏ tươi, các đường gân trắng xen kẽ lẫn nhau, khi sờ vào cảm giác được độ săn chắc, không mềm nhũn. Nếu thấy thịt đã bị nhão và nhớt, tỏa ra mùi hôi tanh nồng tức là thịt đã để lâu ngày không nên mua.

  • Nên mua gân bò có màu trắng hồng, thoang thoảng có mùi nồng hăng đặc trưng bởi đây là dấu hiệu của gan bò mới. Hạn chế mua gân bò chuyển sang màu trắng nhợt nhạt, có mùi hôi lạ hoặc không có mùi, vì đây có thể là gân bò đều đã bị xử lý qua hóa chất.

  • Củ khoai môn ngon sẽ có kích thước vừa hoặc to, trên thân có nhiều mắt, lớp vỏ cũng sần sùi, chia thành từng đường vân ngang và đất vẫn còn bám trên vỏ. Không nên mua khoai có da rất mịn vì đó là dấu hiệu cho thấy khoai bị sượng và có vị nhạt ăn sẽ không ngon.

Bí kíp lựa thịt bò tươi ngon

Lựa miếng thịt bò tươi ngon, có màu đỏ tươi, các đường gân trắng xen kẽ lẫn nhau (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm tươi sống, thơm ngon, bạn cũng nên mua các nguyên liệu tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo về chất lượng và an toàn. Nếu bạn đang băn khoăn tìm nơi mua thực phẩm đảm bảo chất lượng, tươi mới và giá cả phải chăng thì có thể đặt mua tại AEONESHOP. Tại đây, cung cấp đa dạng các loại thực phẩm từ đồ tươi sống cho đến các loại rau củ quả và trái cây tươi ngon. 

Thực phẩm tại AEONESHOP đều được kiểm tra chất lượng hàng ngày, đảm bảo độ tươi mới và an toàn để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất.Đặc biệt, nếu bạn không có thời gian đến mua sắm trực tiếp tại siêu thị, có thể mua hàng trực tuyến tại AEONESHOP với hàng ngàn ưu đãi hấp dẫn, giao hàng nhanh chóng, vô cùng tiện lợi.

>> Tìm hiểu thêm:

Hướng dẫn cách nấu

Lẩu bò thập cẩm tuy chuẩn bị nhiều nguyên liệu nhưng cách nấu lại vô cùng đơn giản, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.

Bước 1 - Làm sạch và sơ chế nguyên liệu

  • Phần xương ống đem trụng qua nước sôi cho bớt mùi rồi rửa sạch lại với nước.

  • Dùng dao gọt vỏ khoai môn, cắt miếng tam giác vừa ăn rồi ngâm nước muối pha loãng trong 10 phút, sau đó rửa sạch với nước và để ráo. Đun nóng dầu ăn, cho khoai môn đã cắt vào chiên sơ 2 mặt trong vòng 5 – 7 phút rồi tắt bếp và gắp ra đĩa.

  • Hành tây bóc vỏ ngoài, rửa sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn. 

  • Tỏi và hành lột vỏ, ớt bỏ phần cuống, sau đó mang đi rửa sạch và băm nhuyễn. 

  • Sả cắt bỏ phần gốc, rửa sạch rồi chia làm 2 phần, 1 phần cắt khúc, đập dập và phần còn lại băm nhuyễn.

  • Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch rồi dùng dao cắt khúc.

  • Các loại rau, nấm ăn lẩu nhặt sạch, rửa với nước rồi để ráo.

Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu bò

Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch rồi dùng dao cắt khúc (Nguồn: Sưu tầm)

Bước 2 - Sơ chế thịt và xử lý mùi hôi

  • Thịt bò phi lê sau khi mua về rửa sạch, để ráo nước rồi dùng dao thái thành từng miếng mỏng.

  • Phần gân và bắp bò rửa sạch, cho vào bóp cùng một ít muối và giấm khoảng 2 - 3  phút để khử mùi rồi rửa sạch với nước. Sau đó, bạn bắc nồi lên bếp, cho gân và bắp bò vào rồi thêm nước xâm xấp, luộc sơ thịt trong 10 phút rồi vớt ra rửa lại với nước cho sạch và cắt thành từng miếng vừa ăn.

  • Đuôi bò nên ngâm trong nước để ra sạch tiết, sau đó dùng lửa rơm, than, đồ khò hoặc đặt trực tiếp lên bếp ga để làm cho lớp da bên ngoài hơi cháy xém và chuyển sang màu vàng.

  • Tiếp đến cạo lớp lông và phần cháy khét và rửa sạch lại với nước. Cho phần đuôi bò vào nồi nước, thêm rượu trắng và vài lát gừng đun sôi khoảng 1 – 3 phút rồi vớt ra, rửa lại thêm lần nữa để khử mùi hôi, tanh hoàn toàn. Sau đó, dùng dao chặt đuôi bò thành từng khúc vừa ăn.

Sơ chế thịt bò

Trụng thịt bò qua nước sôi để khử mùi hôi (Nguồn: Sưu tầm)

Bước 3 - Rang gia vị

Bắc chảo lên bếp, cho 1 củ hành tây và 1/2 củ gừng vào rang đều 2 mặt trong vòng 3 - 5 phút với lửa nhỏ, đến khi thấy mùi thơm thì tắt bếp và cho ra đĩa. Cũng với cái chảo đó, tiếp tục cho thảo quả, hạt ngò, quế, hoa hồi vào rang với lửa nhỏ khoảng 3 phút, đến khi nghe mùi thơm thì tắt bếp rồi cho vào túi lưới có dây rút.

Rang gia vị nấu lẩu bò

Rang gia vị nấu lẩu bò (Nguồn: Sưu tầm)

Bước 4 - Nấu nước dùng bò

  • Chuẩn bị một nồi áp suất chứa 3 lít nước, sau đó lần lượt cho vào nồi các nguyên liệu gân bò, bắp bò, đuôi bò, xương ống, củ cải trắng, hành tây, gừng đã rang, sả đập dập và túi lưới gia vị. Nêm thêm 3 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê muối và 1 muỗng canh đường phèn rồi hầm trong vòng 40 phút để thịt bò chín mềm.

  • Sau thời gian chờ đợi, bạn vớt toàn bộ bò bắp, gân bò và đuôi bò ra từng đĩa riêng. Lưu ý, để thịt bò dai mềm và có màu đẹp, khi vớt ra nên cho vào tô nước lạnh khoảng 5 - 7 phút rồi mới cắt thành miếng vừa ăn.

Bước 5 - Nêm nếm gia vị vừa ăn

  • Sau khi hầm nước dùng khoảng 40 phút, đổ thêm 1 lít nước vào, cho 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng canh nước mắm và ½ muỗng canh tương đen và đun với lửa vừa trong 10 - 15 phút. 

  • Khi nước lẩu sôi mạnh, cho thêm kỷ tử, táo đỏ, khoai môn, bò viên, hành tây cùng với hành tím, tỏi, ớt băm và phi vàng thơm vào nấu thêm 10 phút nữa và nêm nếm lại gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Nêm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức lẩu bò

Nêm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức lẩu bò (Nguồn: Sưu tầm)

Khi thưởng thức lẩu bò bạn có thể ăn kèm với các loại rau nhúng lẩu như cải ngọt, rau má, rau cải xanh, tần ô, mồng tơi,... hoặc các loại nấm để làm tăng khẩu vị và giá trị dinh dưỡng cho món ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một chút sa tế cay hoặc mắm ruốc để giúp hương vị lẩu thêm đậm đà.

>> Xem thêm:

Cách nấu lẩu gân bò

Gân bò dai giòn sần sần, khi hầm lâu với nước lẩu lại ngấm nước dùng thanh ngọt, vì vậy khi nhai sẽ cực bắt miệng. Cùng vào bếp làm món lẩu gân bò để cả nhà xì xụp mùa đông này bạn nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gân bò: 1kg
  • Thịt bò: 500g
  • Nấm rơm: 50g
  • Đậu phụ trắng: 2 miếng
  • Xương ống: 1 cái
  • Củ cải: 1 củ
  • Khoai môn: 2 củ
  • Rau ăn kèm: Rau cải, ngải cứu, tía tô
  • Quế, hoa hồi
  • Xả, ớt, tỏi, gừng, 1 củ hành tây
  • Chao
  • Mì, bún tùy chọn
  • Dầu ăn, nước mắm, sa tế, hạt nêm,...

Các nguyên liệu nấu lẩu gân bò

Các nguyên liệu nấu lẩu gân bò (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn cách nấu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt bò rửa sạch máu, thái thật mỏng. Ướp với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa dầu ăn và một chút gừng băm nhuyễn trong khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị.
  • Gân bò mua về rửa sạch với muối cho sạch và luộc qua với gừng để khử mùi hôi và và bớt dai. Sau khi vớt ra, bạn có thể ngâm vào nước đá để gân giữ được độ giòn rồi cắt miếng vừa ăn.
  • Rau, nấm ăn kèm: Bỏ phần lá già, rửa sạch với 2-3 nước, vớt ra để ráo
  • Đậu phụ trắng cắt miếng vuông vừa ăn.
  • Khoai môn: Gọt vỏ rồi cắt thành các khối, sau đó chiên vàng để khi nấu nước lẩu không bị nát
  • Củ cải: Gọt vỏ, thái khúc to để hầm nước dùng
  • Hành tây: Lột sạch vỏ, thái lát mỏng
  • Tía tô: Rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2: Hầm xương lấy nước dùng

  • Đầu tiên, bạn đem luộc sơ qua xương ống, vớt ra rửa sạch lại với nước rồi cho vào nồi với khoảng 3 lít nước. Sau đó ninh trong khoảng 1-2 tiếng để lấy nước dùng thơm ngon.
  • Trong khi hầm, thỉnh thoảng bạn chú ý vớt bọt cho nước dùng trong. Sau 1 tiếng, thêm hoa hồi, quế, củ cải vào nồi nước dùng hầm tiếp cho đến khi sôi lại.

Bước 3: Nấu nước lẩu

  • Đun sôi nước dùng, thêm hành tây thái lát.
  • Nêm nếm nước lẩu với sa tế (tùy độ ăn cay), 1 thìa chao chao, 1 gói gia vị lẩu bò, 1/2 thìa tiêu và 1 thìa canh nước mắm. Trước khi tắt bếp, bạn nêm nếm lại gia vị theo ý nhé.

Bước 4: Thưởng thức 

  • Trình bày các nguyên liệu xung quanh nồi lẩu để dễ dàng sử dụng.
  • Khi nước lẩu sôi, nhúng thịt bò, gân bò, đậu hũ, rau và các nguyên liệu khác vào. Thưởng thức lẩu bò nóng hổi, ăn kèm với chao hoặc nước mắm ớt để tăng hương vị.

>> Khám phá thêm:

Các bước nấu lẩu gân bò

Các bước nấu lẩu gân bò dai giòn (Nguồn: Sưu tầm)

Cách làm lẩu đuôi bò

Lẩu đuôi bò không những thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Cách làm tuy khá nhiều công đoạn tuy nhiên thành phẩm sẽ vô cùng xứng đáng, khiến cả nhà gắp không dừng đũa đấy.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 1 kg đuôi bò
  • 5g quế
  • Hoa hồi, táo tàu, kỷ tử mỗi loại 10g
  • 3 củ hành tím khô
  • 1 củ gừng
  • 1 củ cải trắng
  • 4 cây sả
  • Tỏi
  • Đậu hũ non
  • Gia vị cơ bản nấu lẩu
  • Mì trứng
  • Rau ăn kèm: cải ngọt, rau chân vịt, rau muống,...

Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu đuôi bò

Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu đuôi bò (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn cách nấu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Sơ chế đuôi bò:
    • Hơ đuôi bò trực tiếp trên lửa để loại bỏ phần lông còn sót, sau đó rửa sạch với nước muối loãng. Dùng gừng giã nhuyễn chà xát lên toàn bộ bề mặt đuôi bò, tiếp đó rửa qua bằng rượu trắng. Cuối cùng, rửa lại với nước sạch dưới vòi nước.
    • Sau khi làm sạch, chặt đuôi bò thành các khúc vừa ăn, 2/3 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột đường, 1/2 thìa cà phê bột ngọt và 2 thìa  cà phê hạt nêm trong 15–20 phút để gia vị thấm đều.
  • Sơ chế các nguyên liệu khác:
    • Sả đập dập, cắt khúc 3-5cm.
    • Băm nhỏ tỏi, hành tím.
    • Gừng gọt vỏ, thái lát mỏng rồi đập dập.
    • Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng khúc lớn để hầm nước dùng.
    • Đậu hũ non cắt thành miếng vừa ăn, để riêng ra đĩa.

Bước 2: Hầm đuôi bò

  • Vì đuôi bò khá cứng nên trước khi nấu nước lẩu, bạn cần hầm đuôi bò. Đầu tiên, phi thơm hành tím, tỏi, sả và gừng trong một chiếc chảo với dầu ăn. Khi các nguyên liệu dậy mùi, cho đuôi bò đã ướp vào xào đều. Đồng thời, thêm quế và hoa hồi để tạo hương thơm đặc trưng.
  • Sau khi đuôi bò săn lại, chuyển tất cả vào nồi áp suất (hoặc nồi thường). Thêm củ cải trắng và đổ khoảng 2 lít nước vào nồi.
  •  Lưu ý với nồi áp suất, hầm đuôi bò trong khoảng 40 phút để thịt mềm. Nếu sử dụng nồi thường, bạn cần đun từ 1–2 tiếng, điều chỉnh lửa vừa để thịt không bị dai.

Bước 3: Nấu nước lẩu

  • Chuyển phần nước dùng và đuôi bò sang một nồi lớn hơn rồi thêm táo tàu, kỷ tử vào nước lẩu để tăng thêm vị ngọt tự nhiên và màu sắc hấp dẫn.
  • Nêm nếm nước lẩu với 2 thìa canh đường phèn, 1/2 thìa canh muối, 1/3 thìa canh bột ngọt, 2 thìa canh hạt nêm và 1,5 muỗng canh tương đen, bạn có thể gia giảm lượng gia vị sao cho vừa ăn rồi tắt bếp nhé.

Bước 4: Thưởng thức

  • Để món lẩu được nóng hổi và hấp dẫn hơn, bạn nên dùng nồi đất hoặc nồi lẩu chuyên dụng đặt trên bếp gas mini hoặc bếp điện. Khi nước lẩu sôi, nhúng rau ăn kèm và thịt đuôi bò vào. Đậu hũ non nên được cho vào gần lúc ăn để tránh bị nát.
  • Món lẩu đuôi bò sẽ ngon hơn khi chấm kèm với chao hoặc nước mắm pha ớt.

Cách nấu lẩu đuôi bò

Lẩu đuôi bò bổ dưỡng, hấp dẫn (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo thêm:

Cách nấu lẩu bò nhúng giấm chua ngọt

Món lẩu bò nhúng giấm chua ngọt là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị thanh mát của các loại rau sống và khế chua, chuối xanh và thịt bò mềm mọng, cuốn với bánh tráng dai dai chấm mắm nêm cay mặn vừa vị. Món ăn vừa đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, vừa giải ngấy hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Thịt bò tươi: 1kg
  • Xương heo: 1kg
  • Nước dừa: 1 trái
  • Chanh: 2 trái
  • Dứa (thơm): 1 trái
  • Bún sợi nhỏ: 1kg
  • Bánh tráng cuốn
  • Rau sống: xà lách, dứa, chuối xanh, rau mùi, diếp cá, cà rốt, khế, dưa leo, hành tây
  • Tỏi, ớt
  • Gia vị: mắm nêm làm nước chấm, đường, giấm,...

Một số nguyên liệu nấu lẩu bò nhúng giấm

Một số nguyên liệu nấu lẩu bò nhúng giấm chua ngọt (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn cách nấu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Xay 1/4 quả dứa lấy nước cốt, phần còn lại băm nhuyễn. Hành tây cắt nhỏ, ngâm với nước đá cho bớt hăng còn sả rửa sạch, đập dập.
  • Thịt bò mua về rửa sạch, thái lát càng mỏng càng tốt (nhúng lẩu nhanh chín hơn và không bị dai). Ướp thịt với hành tím băm, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh hạt nêm trong 15 phút.
  • Chuối xanh, khế thái lát mỏng. Dưa chuột rửa sạch, cắt mỏng dài khoảng 1 gang tay để cuốn.
  • Các loại rau sống ăn kèm ngâm với nước muối loãng và rửa sạch lại 2-3 để đảm bảo vệ sinh.

Bước 2: Hầm xương lấy nước dùng

Xương heo rửa sạch nhiều lần cho hết máu rồi chần qua với nước sôi trong 3 phút. Vớt xương ra rồi rửa sạch lần nữa. Cho xương vào nồi khác với khoảng 2 lít nước, ninh trong khoảng 1 tiếng để xương ra hết chất ngọt, bạn nhớ hớt bọt liên tục để nước dùng giữ được độ trong. 

Bước 3: Nấu nước lẩu

  • Sau khi thu được nước hầm xương ngọt thanh, cho vào nước dứa xay, nước dừa, hành tây cắt mỏng, sả đập dập. Tiếp tục nêm thêm 1/3 bát dấm, 3 muỗng bột ngọt, 1 muỗng hạt nêm. Bạn có thể gia giảm gia vị theo ý rồi đun nước với lửa vừa, đến khi nước lẩu sôi lăn tăn thì tắt bếp.
  • Công thức pha nước chấm: tỏi, ớt, dứa băm nhuyễn rồi cho vào bát. Pha mắm nêm với tỷ lệ 1 mắm nêm: 1,5 đường rồi trộn với bát tỏi, ớt dứa đã chuẩn bị. Bạn có thể vắt thêm chút chanh để nước chấm chua nhẹ.

Bước 4: Thưởng thức

Cho nước lẩu vào bếp nấu lẩu chuyên dụng, bày bún, đồ nhúng và rau ăn kèm xung quanh. Khi nước sôi thì nhanh tay nhúng thịt bò vào nồi nước và cuốn thịt cùng bánh tráng với các loại rau ăn kèm, cuối cùng chấm cùng mắm nêm pha để thêm phần hoàn hảo. 

Cách nấu lẩu bò nhúng giấm

Cách nấu lẩu bò nhúng giấm chua ngon ăn hoài không chán (Nguồn: Sưu tầm)

Cách nấu lẩu bò khoai môn  

Lẩu bò khoai môn hẳn đã khá quen thuộc với một số bạn độc giả. Vị béo bùi của khoai môn kết hợp cùng thịt bò dai ngon, hòa quyện trong nước lẩu đậm đà là lựa chọn lý tưởng cho những ngày se lạnh. Vào bếp thử làm với công thức đơn giản sau bạn nhé.

 Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Thịt bò: 500g
  • Sườn bò: 1kg
  • Khoai môn: 300g
  • Đậu hũ trắng: 100g
  • Tàu hũ ky: 20g
  • Gói gia vị lẩu bò: 1 gói
  • Sả: 4 cây
  • Hành tây: 1 củ
  • Hành tím: 3 củ
  • Đầu hành lá: 10 nhánh
  • Gừng: 1 nhánh
  • Giấm ăn: 200ml
  • Vắt mì ăn liền
  • Rau ăn kèm: rau má, mồng tơi, rau cải cay,...
  • Gia vị nêm

Nguyên liệu nấu lẩu bò khoai môn

Những nguyên liệu của món lẩu bò khoai môn (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn cách nấu

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Thịt bò rửa sạch, thấm khô nước, sau đó cắt thành miếng vừa ăn.
  • Sườn bò được làm sạch bằng cách ngâm với hỗn hợp giấm ăn và 2 muỗng canh muối. Sau khoảng 10 phút, rửa lại với nước sạch, sau đó chặt thành khúc nhỏ.
  • Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành miếng dài khoảng 3cm.
  • Đậu hũ trắng rửa qua nước, để ráo, sau đó cắt thành miếng vuông nhỏ cỡ 2cm.
  • Sả rửa sạch, đập dập.
  • Hành tím bóc vỏ và băm nhỏ.
  • Hành tây lột vỏ, rửa lại rồi bổ múi cau.
  • Gừng cạo vỏ, rửa và thái lát từng lát mỏng.
  • Rau ăn kèm nhặt sạch, rửa kỹ và để ráo nước.

Bước 2: Nấu nước dùng

  • Đun nóng 1 muỗng canh dầu ăn trong chảo, thêm sả, hành tím và gừng vào phi thơm trên lửa nhỏ trong 2 phút. Khi nguyên liệu chuyển vàng và tỏa mùi thơm, tắt bếp.
  • Đun sôi 1,5 lít nước với 1/2 muỗng canh muối trong nồi lớn. Khi nước bắt đầu sôi nhẹ, thêm sườn bò, thịt bắp bò, hành tây, túi gia vị lẩu bò và hỗn hợp vừa phi thơm vào.
  • Hầm hỗn hợp trên lửa nhỏ khoảng 30 phút cho đến khi sườn chín mềm. Nêm nếm thêm lần nữa theo khẩu vị, sau đó tắt bếp.

Bước 3: Chiên khoai môn, tàu hũ ky

  • Cho khoai môn đã ráo nước vào chiên trong chảo dầu nóng ở lửa nhỏ, lật đều tay đến khi khoai chín vàng hai mặt thì vớt ra cho ráo dầu. 
  • Tiếp tục chiên tàu hũ ky trên lửa nhỏ cho đến khi giòn vàng, vớt ra và để ráo dầu.

Bước 4: Thưởng thức

Khi ăn, múc nước dùng ra nồi nhỏ, đun nóng lại trên lửa nhỏ khoảng 4 phút. Thêm khoai môn chiên, tàu hũ ky chiên, đậu hũ trắng và 10 nhánh đầu hành lá vào nồi nước dùng, khuấy đều. Đợi lẩu sôi thì cho rau ăn kèm và vắt mì vào, đợi chín rồi thưởng thức.

Cách nấu lẩu bò khoai môn

Cách nấu lẩu bò khoai môn béo bùi (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹo xử lý khi nước lẩu bị mặn hoặc thịt bò bị dai

Dưới đây là một số mẹo xử khi thịt bò bị dai hoặc nước lẩu bị mặn mà bạn đọc có thể tham khảo:

Mẹo xử lý khi thịt bò bị dai:

  • Đập thịt mỏng trước khi chế biến: Bạn có thể dùng dao hoặc búa đập thịt để đập mỏng thịt, giúp miếng thịt bớt dai hơn.

  • Thái thịt theo thớ ngang: Thái thịt theo phương pháp này sẽ giúp cho miếng thịt bớt dai, thấm đều gia vị hơn, mềm và ngon hơn.

  • Không nấu quá lâu: Thịt bò nấu càng lâu thì sẽ càng dai, vì vậy lúc chế biến bạn chỉ nên nấu thịt vừa tới để khi thưởng thức lẩu thịt sẽ không bị dai.

  • Ướp thịt bò với dầu ăn, rượu hoặc giấm: Cách làm này sẽ giúp thịt bò mềm và thẩm thấu gia vị tốt hơn. Sau đó, bạn nên để thịt đã ướp vào ngăn mát tủ lạnh trong nửa ngày rồi mới đem ra chế biến.

Mẹo xử lý khi nước lẩu bị mặn:

  • Thêm nước lọc: Thêm một lượng nước lọc vừa đủ vào nước lẩu để trung hòa vị mặn. Sau đó, bạn tiến hành nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

  • Sử dụng khoai tây: Cắt vài lát khoai tây rồi bỏ vào nước lẩu nấu đã nấu chín khoảng 15 phút trước khi ăn. Các hợp chất có trong khoai tây sẽ giúp làm giảm độ mặn của nước lẩu.

  • Dùng cà chua: Cắt cà chua thành các lát dày, sau đó cho vào nước lẩu đã nấu chín khoảng 15 - 20 phút, vị chua của cà chua sẽ giúp trung hòa vị mặn của nước lẩu hiệu quả.

Những lưu ý cần nắm khi ăn lẩu bò

Khi thưởng thức lẩu bò, bạn nên lưu ý những điều quan trọng sau để đảm bảo an toàn sức khỏe:

  • Chỉ nên ăn lẩu bò trong vòng 2 giờ trở lại, nếu ăn lâu sẽ khiến dạ dày của bạn phải làm việc liên tục, dễ gây chướng bụng, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. 

  • Trước khi ăn lẩu nên uống một chút nước lọc, sau đó ăn rau rồi mới đến ăn thịt để dạ dày hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. 

  • Tránh ăn thịt bò tái sống, đặc biệt nội tạng động vật phải được nấu chín kỹ bởi chúng có thể khiến bạn bị nhiễm ký sinh trùng, dễ gây nhiễm trùng đường ruột.

  • Tránh uống nhiều nước lẩu vì rất giàu chất béo và cholesterol, có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút và tăng axit uric máu.

  • Tuyệt đối không được dùng đi dùng lại nước lẩu cho những lần ăn kế tiếp bởi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo đã bão hòa, dễ gây hại cho cơ thể.

  • Khi ăn nên cân đối nhóm thực phẩm, ăn nhiều rau củ quả để tăng chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời bổ sung thêm tinh bột như cơm, mì, bún để giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

  • Không nên ăn lẩu bò liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, rối loạn cân bằng dinh dưỡng. Chỉ nên ăn lẩu từ 1 - 2 tuần một lần.

  • Mặc dù lẩu bò là một món ăn bổ dưỡng, phù hợp với nhiều người, tuy nhiên có một số đối tượng nên cân nhắc khi ăn lẩu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người đau dạ dày, người bị mỡ máu, đái tháo đường hay tăng huyết áp.

Như vậy, chỉ với các nguyên liệu dễ kiếm và cách làm lẩu bò thập cẩm đơn giản bạn đã chuẩn bị xong nồi nước lẩu thơm lừng, đậm vị. Khi thưởng thức, chỉ cần cho các loại thịt, gân, bắp bò, đuôi bò, tàu hũ ky đã cắt miếng, nấm và rau ăn kèm vào nước dùng là đã có ngay một nồi lẩu siêu ngon không hề kém cạnh so với ngoài nhà hàng.

>> Xem thêm các món ăn ngon trong ngày Tết truyền thống:

Khám phá thêm về AEONESHOP

Facebook | Zalo | Youtube | Instagram

Mascot
📣
Đăng ký để cập nhật các thông tin mới nhất về các ưu đãi của chúng tôi!
🎉
Đang tải hình ảnh